POSM – Từ ngữ thông dụng thường xuyên được đề cập trong các kế hoạch truyền thông tích hợp đa kênh nhằm gia tăng độ nhận diện thương hiệu ngay tại điểm bán. Vậy POSM là gì, đóng vai trò nào trong hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu? Các loại POSM phổ biến nào sẽ phù hợp tại các kênh bán hàng của bạn? Cùng VUTU Digital tìm hiểu ngay tại bài viết này!
Mục lục
1. POSM là gì?
POSM là viết tắt của từ gì? Là câu hỏi thường thấy đối với các bạn trẻ. POSM hay còn gọi là Point Of Sale Material hay các Ấn phẩm truyền thông, là tổng hợp tất cả các vật dụng hỗ trợ cho hoạt động bán hàng tại điểm bán (bao gồm: Cửa hàng, tạp hóa, siêu thị, hội chợ, triển lãm,…) để góp phần gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu ngay tại điểm tiếp xúc với người tiêu dùng.
2. POSM có vai trò gì?
Như đã đề cập ở trên, POSM thường được sử dụng tại điểm bán nhằm gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Tùy vào điểm bán hàng, POSM sẽ có vai trò thu hút, tạo nhận biết, kích thích mua hàng,…
Với vai trò tạo nhận biết, thông thường, các thông điệp truyền thông trên POSM sẽ rất đơn giản và rõ ràng để tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp, ví dụ như:
Trong hoạt động bán hàng, các POSM làm nổi bật thông tin khuyến mãi hoặc bán các điểm nổi trội của sản phẩm sẽ giúp gia tăng khả năng bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng.
Và đôi khi, POSM sẽ đóng vai trò tạo sự chú ý hiếu kỳ để người tiêu dùng (NTD) tò mò về thương hiệu và chủ động tìm hiểu.
3. TOP 20 loại POSM phố biến nhất hiện nay
3.1. Banner
Banner được phân chia làm nhiều định dạng như Banner dọc (thường nhỏ gọn khoảng 1.6m đến 2m) hoặc Banner ngang (thường có kích thước lớn hơn khoảng 3m hoặc 5m) và thường được treo bên ngoài cửa hàng. Banner còn thường được xuất hiện ở hình thức cỗ động.
3.2. Poster
Poster là những ấn phẩm truyền thông dùng để dán tại điểm bán ở vị trí như tường hay cửa tại các điểm bán kênh truyền thống như cửa hàng bán lẻ hoặc khu chợ. Các poster thường có kích thước khổ A3 hoặc lớn hơn và được gói gọn thông tin trên 1 mặt.
3.3. Leaflet
Leaflet thường được sử dụng như những mẫu tờ rơi ở kích thước A5 – B5 hoặc A4. Nhờ có 2 mặt, nhà bán hàng có thể dễ dàng in ấn nhiều thông tin về thương hiệu, sản phẩm, cũng như các hướng dẫn, lưu ý đến NTD hoặc điểm bán.
Bên cạnh đó, leaflet còn thường được đựng trong hộp tại các vị trí trưng bày như counter, ụ kệ khuyến mãi trên kênh hoặc phát tại các sự kiện, hội chợ.
3.4. Standee
Standee là một trong những POSM rất phổ biến hiện nay, xuất hiện mọi lúc trong các buổi sự kiện, hội chợ, cửa hàng tiện lợi hay triển lãm,… Thông thường, Standee sẽ được thiết kế với kích thước là 0.6×1.6m (Standee chữ X) có giá đỡ nhựa dễ dàng thay đổi thiết kế standee ở trên mà không cần một bộ giá đỡ mới. Một kích thước phổ biến khác là 0.8×1.8m lớn hơn và có giá đỡ bằng sắt rất cứng cáp, khó bị ngã đổ.
3.5. Sticker
Sticker là những nhãn dán trên sản phẩm, kệ hay bất cứ vị trí nào có thể nhằm quảng bá thông tin ở diện tích nhỏ gọn. Thông thường sticker sẽ được cách điệu ở nhiều hình thức với các thông tin và nội dung dễ thương để thu hút người tiêu dùng.
3.6. Booth
Booth thường được sử dụng cho mục đích kích hoạt (Activation) hoặc phát mẫu dùng thử (Sampling) hay bán hàng trực tiếp. Bên cạnh việc quảng cáo, Booth còn được thiết kế tối ưu cho hoạt động trưng bày với nhân sự nhãn hàng đứng phụ trách.
Một số hình thức tối ưu hoạt động tại Booth như:
- Phát mẫu dùng thử (Sampling)
- Tổ chức chơi trò chơi – Đổi quà (Activation)
- Trưng bày sản phẩm mới
- Booth bán hàng
3.7. Divider
Divider được gặp nhiều bên trong các kênh hiện đại (MT) như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Divider thường được sử dụng để phân chia các kệ sản phẩm (thông thường sẽ ngăn cách các thương hiệu khác nhau hoặc những ngành hàng khác nhau). Diện tích của Divider tuy không lớn nhưng vẫn tạo được sự thu hút nhất định khi NTD di chuyển giữa những quầy hàng với nhau.
3.8. Wobbler
Wobbler là một POSM được thiết kế với những nét cắt (die cut) cách điệu, và thường được sử dụng trong siêu thị trên các quầy hàng. Bên cạnh kênh hiện đại, Wobbler rất được ưa chuộng để sử dụng trong kênh truyền thống và thường được chia làm các loại Wobbler để bàn (có đế đứng được trên quầy bán hàng) hoặc Wobbler kẹp (có đầu kẹp được trên quầy sản phẩm hoặc trên các đầu kệ).
3.9. Tester
Tester, hay mẫu thử sản phẩm, thường rất được ưa chuộng đối với các ngành hàng như mỹ phẩm, nước hoa, nước giặt, xả vải,…
Thông thường, các mẫu tester dạng nước sẽ được chiết xuất ra từng lọ nhỏ. Riêng đối với mặt hàng là mỹ phẩm, các thương hiệu sẽ phát hành sample (mẫu dùng thử) nhằm tặng kèm đơn hàng của NTD, hoặc đính kèm tester là những sản phẩm thật (như cushion, kem nền, kem chống nắng, son môi,…) để khách hàng thử nghiệm thực tế.
3.9. Check-out Counter (COC)
Check-out Counter hay thường được gọi tắt là COC, được hiểu là quầy hàng để các sản phẩm tại khu vực thanh toán. COC chủ yếu xuất hiện nhiều tại kênh MT (Siêu thị hoặc CVS) và thường được sử dụng để bày bán các mặt hàng nhỏ gọn, tiêu thụ nhanh như: pin, kẹo cao su, các đồ ăn thức uống tiện lợi như snack, Socola,…
3.10. Dangler
Dangler là những tấm treo trần siêu thị hoặc trung tâm thương mại, của hàng tiện lợi (CVS) để thu hút tầm nhìn của khách hàng từ xa nhờ vào vị trí trên cao ít bị che chắn. Thông thường, các thông tin quảng cáo trên dangler là hình ảnh & thông tin sản phẩm hoặc thông tin khuyến mãi cần sự thu hút.
3.11. Gondola End (GE) – Đầu kệ
Gondola End thường được đặt tại các đầu kệ kênh siêu thị/ CVS (kênh MT nói chung). GE thường được sử dụng để tối ưu đối với các sản phẩm mới cần tạo độ nhận biết cao nhờ vào sự nổi bật của mình khi trưng bày sản phẩm và thu hút tốt sự chú ý của NTD.
3.12. Display Island – Ụ
Display Island hay đảo trưng bày và cũng thường được gọi là các Ụ sản phẩm được bày dựng trong các siêu thị ở một diện tích khá lớn nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh việc tối ưu trưng bày sản phẩm, display Island còn có thể giúp nhãn hàng quảng cáo các thông điệp truyền thông khác thông qua việc dán hay ốp ụ các hình ảnh và thông điệp của nhãn hàng.
3.13. Showcase
Showcase là những hộp trưng bày cỡ nhỏ được đặt bên cạnh các quầy hàng chính, mục đích chủ yếu của Showcase là giúp làm nổi bật các sản phẩm trưng bày, và thường được áp dụng cho sản phẩm mới tung.
>>> Có thể bạn muốn biết: Tổng hợp các kênh Marketing Online và Marketing Offline hiệu quả không thể bỏ qua
3.14. Tent card
Tent card hay table tent, là một bảng quảng cáo có kích thước nhỏ để đặt trên bàn và được bày biện tại quầy bán hàng. Tent card là hình thức được ưa chuộng tại các kênh ON (kênh tiêu thụ trực tiếp) như nhà hàng, quán ăn, quán nước,… và hay được dùng với chất liệu như bìa cứng hoặc mích.
3.15. Dummy
Dummy là những sản phẩm mô phỏng thực tế nhưng ở kích thước lớn để tăng độ nhận diện của sản phẩm. Dummy là POSM được sử dụng nhiều trong ngành bia, đồ uống, sữa, đồ gia vị,…
3.16. Hanger
Khác với Dangler – thường được sử dụng để treo trên trần nhà của cửa hàng hay siêu thị, thì Hanger cũng được dùng để treo nhưng ở những vị trí thuận tiện hơn, có thể là tay nắm cửa, kệ hàng, hay treo trên móc bất kỳ.
3.17. Shelf talker
Shelf talker là những thanh nẹp thường thấy tại quầy siêu thị, với chiều ngang hẹp nhưng chiều dài lớn, thông thường được thiết kế để truyền đạt các thông điệp quảng cáo của thương hiệu. Shelf talker thường được in với chất liệu nhựa, mica, rỗng ruột để dễ dàng thay thế nội dung bên trong.
3.18. Shelf Banner (hay Shelf Vision Banner)
Khác với Divider thường được gắn trực tiếp vào kệ hàng với mục đích phân chia các mặt hàng với nhau, Shelf Banner có kích thước to hơn và được gắn ở vị trí thoáng, trên cao, có tác dụng tích cực trong việc tạo nhận diện thương hiệu mới. Thiết kế của Shelf Banner thông thường được lắp cách biệt với kệ hàng giúp cho việc tháo lắp đơn giản và thuận tiện hơn.
3.19. Brochure
Khác với Leafler, brochure thường được thiết kế thành tập/ quyển để dễ dàng lồng ghép nhiều nội dung hơn, đi vào chi tiết hơn để giải thích thông tin sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
3.20. Light box
Light box là các hộp đèn quảng cáo, thường được tận dụng làm biển hiệu nhỏ, chứa logo cửa hàng để thu hút sự chú ý của NTD ngay từ bên ngoài, đặc biệt là vào ban đêm. Mẫu POSM này thường được sử dụng nhiều trong ngành hàng F&B – Thực phẩm và đồ uống.
4. Tạm kết
Chúng ta vừa sơ lược qua 20 mẫu POSM phổ biến nhất trên thị trường hiện nay trên cả kênh MT (kênh hiện đại) và kênh GT (kênh truyền thống). Việc thấu hiểu POSM là gì sẽ giúp bạn xác định được đúng các ấn phẩm hỗ trợ tốt cho hoạt động marketing trên kênh của mình, cũng như việc tận dụng tốt ngân sách được cấp để tối ưu hoạt động truyền thông hiệu quả.
Thế giới POSM không chỉ gói gọn trong các hình thức trên mà còn được thiên biến vạn hóa trên thị trường thực tế rất nhiều nhờ vào sự sáng tạo không ngừng của những Marketing.
Đừng quên thường xuyên ghé thăm VUTU Digital để cập nhật liên tục những kiến thức giúp bạn vững chắc kinh nghiệm trong ngành nhé.
Tổng hợp: VUTU Digital
Follow VUTU Digital để khám phá thêm nhiều điều thú vị tại: FACEBOOK