Chiến lược marketing mix là gì? Điểm danh 03 chiến lược marketing mix phổ biến nhất hiện nay

Chiến lược marketing mix là gì? Trong marketing, chiến lược marketing mix không thể thiếu trong việc tối ưu hóa các hoạt động marketing, là một công cụ cốt lõi giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Cùng VUTU Digital tìm hiểu sâu về Marketing Mix là gì và 03 mô hình marketing mix phổ biến nhất hiện nay, cũng như cách áp dụng chúng để xây dựng một chiến lược marketing toàn diện và phù hợp.

1. Chiến lược Marketing mix là gì?

Marketing mix, hay còn được gọi là mô hình marketing hỗn hợp, là một chiến lược toàn diện về marketing giúp doanh nghiệp lên kế hoạch tổng cho các hoạt động marketing để hỗ trợ cho hoạt động tạo nhận biết thương hiệu và bán hàng một cách hiệu quả nhất.

Chiến lược Marketing mix bao gồm các yếu tố mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc trước khi đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường (đối với sản phẩm dịch vụ mới) và các hoạt động duy trì hàng năm (nhằm duy trì độ nhân diện thương hiệu).

>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình ra mắt sản phẩm mới cực kỳ thành công với “Mô hình 3 bước”

Chiến lược marketing mix không chỉ giúp doanh nghiệp định hình và điều chỉnh các yếu tố marketing để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh, mà còn là kim chỉ nam cho các hoạt động thực thi bên dưới để đảm bảo các phòng ban, các nhà cung cấp dịch vụ phối hợp nhịp nhàng với nhau xuyên suốt một chiến lược truyền thông rộng khắp.

chien-luoc-marketing-mix-la-gi-1
Chiến lược marketing mix là gì?

2. Vai trò của chiến lược Marketing mix là gì?

Không chỉ đối với doanh nghiệp, chiến lược marketing mix còn có vai trò quan trọng đối với khách hàng, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp: Chiến lược marketing mix được xây dựng dựa trên các nền tảng vững chắc của doanh nghiệp như tài chính, nhân lực, vật lực. Việc xây dựng chiến lược cụ thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được các nguồn lực sẵn có, kiểm soát được các chi phí bên ngoài, từ đó giúp gia tăng doanh số và đem về lợi nhuận phù hợp.
  • Đối với khách hàng: Chiến lược marketing mix kiện toàn là hình thức khéo léo giúp người tiêu dùng giao tiếp với doanh nghiệp và ngược lại. Đây là điểm chạm giữa khách hàng và doanh nghiệp để trao đổi với nhau, thỏa mãn đôi bên về các nhu cầu như: tìm hiểu thông tin, gia tăng độ hài lòng, xây dựng tình cảm thương hiệu,…
chien-luoc-marketing-mix-la-gi-6
Vai trò của chiến lược marketing mix

2. Lợi ích của việc xây dựng Chiến lược marketing mix là gì?

Việc kiến tạo một chiến lược Marketing mix hoàn thiện sẽ giúp thương hiệu có được nhiều lợi ích quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện hoạt động marketing của mình. Một số lợi ích điển hình của chiến lược marketing mix bao gồm:

  • Tạo định hướng dài hạn: Yếu tố dài hạn luôn là những yếu tố khó khăn để xác định trong giai đoạn ban đầu, và việc tạo dựng chiến lược marketing mix sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố quan trọng trong dài hạn liên quan đến sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), khuyến mãi (promotion) để xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn và nhịp nhàng trong doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa nguồn lực: Thông qua việc cân nhắc các yếu tố thực hiện trong chiến lược marketing mix, doanh nghiệp sẽ tận dụng được nguồn lực một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra về kinh doanh hay marketing.
  • Tạo dựng lợi thế cạnh tranh từ bước đầu: Bởi trong quá trình triển khai lên kế hoạch marketing, việc nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh là không thể thiếu. Thông qua đó, sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đâu là điểm nổi trội của sản phẩm dịch vụ mình mà trên thị trường chưa có, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
  • Thúc đẩy bán hàng: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của sản phẩm dịch vụ, điển hình bao gồm các yếu tố về giá, phân phối và chính sách ưu đãi. Thông qua việc tìm hiểu rõ khách hàng, doanh nghiệp có thể triển khai cải tiến sản phẩm dịch vụ, các chính sách về marketing, phân phối sao cho phù hợp để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
  • Cải thiện sự hài lòng của khách hàng: Không chỉ dừng ở bước lập kế hoạch, việc thực thi một chiến lược marketing mix hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Thông qua các hình thức nghiên cứu thị trường đo lường độ yêu thích, hay chỉ là các phản hồi từ đội ngũ nhân viên bán hàng, sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn để có chính sách đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua việc điều chỉnh các hoạt động nằm trong marketing mix cho phù hợp.

3. Bí quyết xây dựng một chiến lược marketing mix hiệu quả

chien-luoc-marketing-mix-la-gi-5
Bí quyết xây dựng một chiến lược marketing mix hiệu quả

Để xây dựng được một chiến lược marketing mix hiệu quả đòi hỏi triển khai nhiều bước quan trọng để xây dựng, phát triển và triển khai các hoạt động. Một số bí quyết xây dựng bạn có thể tham khảo gồm:

3.1. Phân tích thị trường và khách hàng

Việc tìm hiểu thị trường và nhu cầu thực tiễn của khách hàng mục tiêu luôn là yếu tố tiên quyết trong việc xây dựng chiến lược marketing mix. Việc liên tục theo dõi và phân tích thị trường cũng như khách hàng giúp doanh nghiệp kịp thời nhận ra xu hướng ngành hàng, các nhu cầu tiềm năng mà mình có thể khai thác để đón đầu cơ hội.

3.2. Xác định mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing

Bất kỳ một chiến lược marketing mix nào cũng cần phải được xác định rõ ràng 2 mục tiêu về kinh doanh và marketing.

  • Mục tiêu kinh doanh: Sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh các yếu tố về giá, phân phối, hoạt động bán hàng sao cho phù hợp và nhất quán với mục tiêu đề ra từ ban đầu.
  • Mục tiêu marketing: Tương tự, việc xác định rõ mục tiêu marketing giúp doanh nghiệp nắm được trước các yếu tố về chi phí marketing, độ lớn thị trường mà quảng cáo có thể tiếp cận, số lượng khách hàng tiềm năng sẽ thấy quảng cáo và chuyển đổi mua hàng phù hợp. Đồng thời, việc định rõ mục tiêu từ đầu giúp các kế hoạch thực thi dễ dàng được xác định hơn.

3.3. Có phương pháp đo lường, kiểm tra và điều chỉnh

Sau khi triển khai các hoạt động trong chiến lược marketing mix, việc có phương pháp và công cụ đo lường phù hợp và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra được liên tục các chỉ số hiệu suất của hoạt động bán hàng và marketing, cũng như các phản hồi từ khách hàng để kịp thời điều chỉnh các hoạt động theo sau của chiến dịch.

Không chỉ thế, việc theo dõi thường xuyên còn giúp doanh nghiệp rút ra kịp thời các bài học kinh nghiệm để điều chỉnh linh hoạt, thích ứng tốt hơn với những thay đổi liên tục của thị trường và nhu cầu khách hàng.

4. Các mô hình phổ biến để triển khai Chiến lược marketing mix 

4.1. Mô hình 4P

chien-luoc-marketing-mix-la-gi-2
Mô hình 4P phổ biến

Mô hình marketing mix 4P là một trong những mô hình cơ bản và được áp dụng phổ biến nhất, bao gồm 4 yếu tố chính tương ứng là:

  • Product (Sản phẩm): Yếu tố nền tảng của mọi doanh nghiệp trên thị trường. Để đưa ra một sản phẩm phù hợp với thị trường, doanh nghiệp cần trải qua nhiều bước như: Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu khách hàng > Nghiên cứu và phát triển sản phẩm > Tạo dựng bao bì phù hợp,…
  • Price (Giá cả): Việc định giá sản phẩm dịch vụ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp cân bằng giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Bên cạnh đó, giá cả phải chăng cũng là yếu tố tiên quyết để thâm nhập vào điểm bán, từ đó đến tay người tiêu dùng. Các chiến lược giá cả phổ biến bao gồm: Skimming (Giá hớt váng); Penetration (Giá thâm nhập); Giá cạnh tranh và giá dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng.
  • Place (Phân phối): Là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối. Có rất nhiều kênh phân phối, bao gồm online (trực tuyến) như website, sàn thương mại điện tử; và offline (trực tiếp) như tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,… Đối với các sản phẩm là dịch vụ, việc phân phối tới khách hàng sẽ đòi hỏi sự phức tạp hơn về các chiến lược marketing phù hợp.
  • Promotion (Xúc tiến): Bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và các hình thức chiết khấu hàng bán – những chính sách có lợi giúp thúc đẩy phân phối, thúc đẩy mua hàng.

4.2. Mô hình 6P

chien-luoc-marketing-mix-la-gi-3

Là một mô hình mở rộng từ 4P thông qua việc kiến tạo thêm 2P gồm Proposition (Định vị) và Packaging (Bao bì).

  • Proposition (Định vị): Sẽ là bước đầu tiên trong 6P mà một chiến lược marketing mix cần xác định. Việc triển khai định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp biết được: 1/ Mình đang ở đâu trên thị trường; 2/ Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp là gì (chiếm thị phần bao nhiêu, vị thế thương hiệu,…)
  • Packaging (Bao bì): Là yếu tố cần thiết song song với Product – Sản phẩm. Một sản phẩm mới luôn cần một bao bì phù hợp. Và các sản phẩm của doanh nghiệp ngoài thị trường vẫn cần có sự cải tiến kịp thời về bao bì để luôn đổi mới và hợp thị hiếu người tiêu dùng.

4.3. Mô hình 4C

chien-luoc-marketing-mix-la-gi-4

Mô hình 4C có sự đặc sắc hơn so với 4P và 6P khi có riêng một hạn mục tập trung vào khách hàng (Customer), cụ thể:

  • Customer (Khách hàng): Là yếu tố đầu tiên cần doanh nghiệp tập trung nghiên cứu để đáp ứng đúng và đủ các nhu cầu thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường. Từ đó, việc phát triển sản phẩm dịch vụ sẽ được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu
  • Cost (Chi phí): Bao gồm chi phí mà khách hàng sẽ phải bỏ ra để sử dụng sản phẩm dịch vụ, và cả các chi phí xoay quanh hoạt động bán hàng & marketing như chi phí cơ hội, chi phí vận chuyển, chi phí marketing, chi phí quản lý doanh nghiệp…
  • Convenience (Tiện lợi): Đây là yếu tố cần thiết đòi hỏi sản phẩm dịch vụ phải được cung cấp một cách thuận tiện cho khách hàng trong thời gian ngắn, bao gồm các yếu tốc như kênh phân phối, thời hạn giao hàng/ cung cấp dịch vụ, khả năng đáp ứng dịch vụ hậu mãi,…
  • Communication (Truyền thông): Đây là quá trình truyền thông thông điệp, lợi ích, điểm nổi bật của sản phẩm dịch vụ từ doanh nghiệp đến khách hàng. Không chỉ thế, đây đồng thời cũng là quá trình giao tiếp hai chiều giữa người tiêu dùng và thương hiệu để kết nối và thấu hiểu nhau hơn để cải thiện sản phẩm dịch vụ luôn đạt chuẩn khách hàng mong muốn.

5. Tạm kết

Việc xây dựng và triển khai chiến lược marketing mix một cách linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được các lợi thế cạnh tranh, tối ưu hóa hành động và tăng cường độ trung thành của khách hàng.

Mỗi mô hình marketing mix sẽ phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ nội tại của mình để tự đó xác định mô hình phù hợp.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được bạn, và đừng quên follow VUTU Digital để khám phá thêm những nội dung thú vị hơn nữa nhé: FACEBOOK

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *