Email Marketing từ lâu đã trở thành hình thức tiếp thị được số đông nhà tiếp thị ưu ái sử dụng trong chiến dịch tiếp thị của mình. Vậy Email Marketing là gì? Làm thế nào để triển khai chiến dịch Email Marketing hiệu quả? Cùng mình tiến hành tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Email Marketing là gì?
Theo nghĩa cơ bản nhất, Email là viết tắt của Electronic Mail – Thư điện tử. Là một trong những thành phần cốt lõi của hoạt động tiếp thị, email là công cụ giúp doanh nghiệp kết nối đến người dùng.
Tuy nhiên, chúng ta phải tiết chế khi sử dụng email, trong trường hợp khách hàng nhấn nút “Hủy đăng ký”, sẽ ảnh hưởng lớn đến độ uy tín của phía email gửi đi, và làm giảm tỷ lệ gửi mail vào hòm thư chính (main box).
Vậy Tiếp thị qua email – Email Marketing là gì? – Mọi hoạt động gửi email đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại để thu hút sự quan tâm và khiến họ thực thi hành động nhãn hàng mong muốn đều có thể coi là Email Marketing – hình thức tiếp thị qua email.
Tìm hiểu thêm: TOP 38+ các kênh Marketing Online và Marketing Offline hiệu quả không thể bỏ qua
2. Những thuật ngữ cơ bản trong Email Marketing
2.1. Opt-Out / Opt-In
“Opt-Out” là khả năng người dùng hủy đăng ký khỏi danh sách email của bạn. Có 2 loại là: Universal Unsubs và List Unsubs
“Opt-In” có nghĩa là khách hàng tự động đăng ký vào danh sách email và cho bạn những thông tin cần thiết về họ.
2.2. HTML Email / Plain Text Email
Đây là hai loại email mà bạn có thể gửi. Email html bao gồm màu sắc, bảng biểu và đồ họa. Plain Text Email (thuần văn bản) thì chứa toàn bộ text. Bạn nên gửi cả hai định dạng vì không phải tất cả các khách hàng email (và đặc biệt là một số điện thoại) đều chấp nhận email html.
2.3. Bounce Back
Bounce Back là số lượng email không gửi được đến người nhận và bị trả lại cho người gửi ngay lập tức. Điều này có thể xảy ra ở những tình huống địa chỉ email không tồn tại, địa chỉ email đã đầy hộp thư đến, hoặc lý do khác.
3. Thông số đánh giá hiệu quả chiến dịch Email Marketing là gì?
3.1. Tổng lượt mở email (Total Opens )
Total Opens là tổng số lần email được mở – Thông số tổng lượt mở email theo thời gian giúp bạn hiểu rõ xem cái gì đang ngăn cản khách hàng tiếp cận nội dung marketing của bạn.
3.2. Tỷ lệ email được mở (Open Rates)
Open Rates là tổng số email được mở trên tổng số lượng email gửi đi trong một chiến dịch. Hãy theo dõi tỷ lệ mở email sát sao bởi vì nó chính là thước đo quan trọng nhất quyết định sự thành công của một chiến dịch email marketing.
Gia tăng tỷ lệ mở email là dấu hiệu cho thấy khách hàng ngày càng thích thú với nội dung email của bạn, kế đến, tỷ lệ click vào link liên kết, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu chẳng mấy chốc cũng tăng theo.
Theo thời gian, hãy chú ý xem những dòng tiêu đề và chương trình khuyến mãi nào ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ mở email để tiếp tục khai thác sự quan tâm của danh sách khách đăng ký nhận email dành cho bạn.
3.3. Tỷ lệ click vào quảng cáo trong email (Total Click Through Rate, CTR)
Là tổng số lần click chuột vào quảng cáo chia cho tổng số lần xuất hiện quảng cáo trong email. Tỷ lệ click vào quảng cáo cho biết nội dung email có đủ hấp dẫn và thuyết phục để khán giả click vào và mua hàng hay không.
Nếu tỷ lệ mở email cao mà tỷ lệ click chuột thấp chứng tỏ danh sách khách hàng nhận email kết nối tốt với bạn gần đây nhưng họ không hứng thú với nội dung email hiện tại.
Mục đích của email là tăng mức độ nhận diện thương hiệu và doanh thu. Tỷ lệ click vào quảng cáo chính là thước đo cũng như dấu hiệu rõ ràng của kết quả tăng sự tiếp cận và lợi nhuận mà lượt truy cập quảng cáo trong email tạo ra.
3.4. Báo cáo lạm dụng (Abuse Report)
Là tỷ lệ khách hàng nhận email đánh dấu email của bạn là thư rác.
Báo cáo lạm dụng chính là chỉ số mà các chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị không mong muốn nhất. Có nhiều lý do để người nhận cho rằng email của bạn là thư rác và họ không muốn là thành viên trong danh sách email của bạn nữa.
Không thể có một danh sách hoàn hảo và không thể không có người đánh dấu nội dung của bạn là thư rác, nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh vấn đề này xảy ra với đa số khách nhận email.
Ví dụ, email của bạn nên luôn được tùy chỉnh cài đặt dễ dàng, có một nút cho phép khách ngưng nhận email và thử nghiệm tần suất gửi email thích hợp để đảm bảo bạn không áp đảo người nhận với quá nhiều email.
3.5. Tỷ lệ email bị từ chối (Bounce Rate)
Email Marketing Bounce Rate là gì? – Thường là câu hỏi rất được quan tâm vì đây là chỉ số quan trong khi liên quan đến tỷ lệ email không được thông qua máy chủ của người nhận hay những nhà quản lý email khác nên không bao giờ đến được hộp thư của người nhận.
Thông thường, mọi người hay nhầm lẫn tỷ lệ email bị từ chối với tỷ lệ email không vào được hộp thư đến của người nhận.
Khi một email thật sự bị trả lại, nó không bao giờ vào được hộp thư cá nhân do trong quá trình nào đó trên đường đến hộp thư người nhận, nó đã bị đánh dấu là thư rác bởi các nhà quản lý và máy chủ email.
Hãy theo dõi email của bạn thường xuyên để xem các hệ thống này có đang chặn nội dung email của bạn đến với khách hàng hay không.
3.6. Tỷ lệ hủy đăng ký nhận email (Unsubscribe Rate)
Unsubscribe Rate trong email marketing là gì? – Đây là một trong những tỷ lệ quan trọng bật nhất trong hoạt động tiếp thị qua email – Là tỷ lệ người đã đăng ký nhận email xóa họ khỏi danh sách.
Tỷ lệ từ chối nhận email là một chỉ số cho biết việc gửi thông điệp của bạn tác động hay không tác động đến người nhận như thế nào theo thời gian.
Có nhiều cách để tối thiểu hóa tỷ lệ này, nhưng một khi con số này giảm, tức là khách đăng ký nhận email vẫn muốn tiếp tục nhận thông điệp từ bạn. Hãy lưu ý mối quan tâm, sở thích của danh sách để duy trì tỷ lệ này ở con số thấp nhất có thể.
Tỷ lệ hủy đăng ký nhận email bao nhiêu là hợp lý? Nếu tỷ lệ hủy đăng ký nhận email của bạn dưới 2% thì đừng quá lo lắng, đây là một con số điển hình trong ngành. Nhưng nếu tỷ lệ này cao hơn thì đã đến lúc bạn nên xem lại phương pháp tiếp cận của mình.
3.7. Tỷ lệ chuyển đổi email (Email Conversions )
Là tỷ lệ chuyển đổi khách nhận email thành khách hàng thật sự.
Các bảng phân tích marketing qua email giúp bạn nắm rõ một trong những chỉ số quan trọng nhất ảnh hưởng đến mục đích cuối cùng – tỷ lệ chuyển đổi qua email.
Chuyển đổi qua email tức là khách hàng tìm thấy sản phẩm/ dịch vụ của bạn thông qua email và tìm đến website ngay hoặc mua hàng sau đó và trở thành khách hàng thực sự.
So với nhiều kênh tiếp thị khác, tiếp thị qua email là kênh chuyển đổi khách hàng tốt nhất mà các nhà quảng cáo lựa chọn.
Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi giúp bạn xác định chiến dịch tiếp thị của bạn nên chi bao nhiêu tiền cho email, phân bố bao nhiêu thời gian cho việc xây dựng danh sách và tập trung bao nhiêu công sức cho việc tiếp tục phân khúc danh sách khách hàng của bạn.
3.8. Doanh thu từ Email (Email Revenue)
Tổng doanh thu tạo ra từ hòm thư cá nhân hay kết quả của tiếp thị qua email.
Thiếu hụt doanh thu nghĩa là doanh nghiệp sẽ không có thêm bất cứ chi tiêu nào nữa cho việc tiếp thị qua email. Vì vậy, việc đo lường những gì email marketing đã làm được rất quan trọng.
Để tăng doanh thu từ email, bạn phải giữ chân khách hàng lâu dài vì chính họ là những người sẽ chi tiền mua sản phẩm/ dịch vụ để bạn có được doanh thu.
- Hãy tập trung chăm sóc khách hàng suốt quá trình mua hàng để họ tiếp tục kết nối và quan tâm thông điệp của bạn một cách lâu dài.
- Hãy gửi những email chúc mừng sinh nhật, những bảng khảo sát khách hàng để thúc đẩy bán hàng hay gửi email theo dõi tự động mỗi khi họ dùng hết sản phẩm (nước hoa, kính áp tròng, hàng tạp phẩm, …) để khuyến khích khách nhận email mua hàng từ website của bạn lần nữa.
Mỗi cách làm đều sẽ giúp bạn duy trì một danh sách khách nhận email trung thành lâu dài và tăng doanh thu từ email.
4. Những hạn chế cần làm để tăng mức độ Email Marketing hiệu quả
Những hạn chế trong email marketing là gì? Làm thế nào để gia tăng mức độ mở email hiệu quả?
1- Không sử dụng một danh sách email có sẵn, đi mua hoặc đi thuê
- Những người nhận mail không phải là đối tượng khách hàng tiềm năng hoặc cần chăm sóc.
- Khi họ không biết mình, việc đánh dấu Spam vào email là rất cao, ảnh hưởng đến tỷ lệ gửi email vào main box sau này.
2- Không gửi email tới những địa chỉ mà email bị trả lại hoặc từ chối nhiều lần
- Tỷ lệ email bị trả về là một trong những yếu tố quan trọng để những nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) quyết định mức độ tin cậy của người gửi email.
- Tỷ lệ email trả về cao sẽ khiến họ loại bỏ email gửi đi của bạn ra khỏi hộp thư chính của người nhận.
3- Không sử dụng quá nhiều từ viết in hoa trong nội dung hay tiêu đề email khi gửi đi
4- Không sử dụng quá nhiều dấu chấm than!!!!
5- Không sử dụng phông chữ màu đỏ trong email
- Thay vào đó hãy sử dụng highlight để làm nổi bật thông tin bạn muốn.
6- Hãy lưu ý kiểm tra lỗi chính tả trong email
7- Không sử dụng video, Flash hay JavaScript trong email của bạn
Email vốn không hỗ trợ các nội dung đa phương tiện như flash hay video. Nếu muốn gửi video kèm theo email thì có thể thay thế bằng hình ảnh chèn hyperlink video vào.
Flash là một chương trình điện toán sử dụng kỹ thuật đồ hoặc vector hoặc đồ họa điểm. Dễ hiểu thì Flash là chương trình hỗ trợ các trình duyệt web với máy tính người dùng, giúp xem trực tiếp video, hay nghe trực tiếp âm thanh trực tuyến từ web mà không cần phần mềm.
VD: Những video Youtube bị đen hoặc audio trên google drive không nghe được, thì lỗi này là lỗi không sử dụng được Flash.
8- Không nhồi nhét quá nhiều từ khóa trong email
Các trang web có dấu hiệu được nhồi nhét từ khóa thường bị Google đánh giá thứ hạng thấp hơn bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng
9- Không sử dụng quá nhiều ảnh hay ảnh kích thước lớn trong email
- Ảnh kích thước nhỏ giúp giảm đi thời gian tải trang.
- Sử dụng quá nhiều hình ảnh hoặc ảnh lớn trong email sẽ gia tăng tỷ lệ vào spam.
5. Phương pháp tối ưu Email Marketing hiệu quả
5.1. Lập danh sách các phương pháp tiếp cận
Một chiến dịch Email Marketing hiệu quả không chỉ dừng ở việc gửi nhiều Email cho khách hàng – Điều này sẽ gây ra sự phản cảm cho thương hiệu của bạn.
Doanh nghiệp cần đề xuất các phương pháp tiếp cận một cách tốt nhất đến đối tượng tiềm năng, sử dụng Marketing Funnel – Bộ lọc khách hàng, khéo léo lồng ghép email marketing vào các giai đoạn truyền thông để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách tối ưu nhất.
5.2. Đặt kỳ vọng thật rõ ràng cho những người đăng ký
- Lợi ích của việc đăng ký nhận email marketing là gì?
- Những thông tin nào không phổ biến bên ngoài mà chỉ những khách hàng đăng ký email mới có?
- Các món quà đặc biệt dành riêng cho khách hàng
- Voucher, mã giảm giá, chương trình khuyến mãi
- Các báo cáo phân tích có thể chia sẻ cho khách hàng (đối với ngành tài chính), các tips sử dụng sản phẩm,…
5.3. Lập danh sách các phân khúc để khớp với từng mức độ ưu tiên
Phân khúc phân chia như thế nào? Theo tiêu chí gì?
Email Marketing là một trong những hình thức tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc khách hàng, mô hình AIDA là hành trình sàng lọc được ưa chuộng nhất hiện nay, tìm hiểu thêm qua bài viết: Cách ứng dụng Mô hình AIDA trong marketing hiệu quả
5.4. Tối ưu hóa và kiểm tra một cách đều đặn
Các bước thực thi email marketing hiệu quả:
1- Tìm hiểu các chủ đề có thể tiếp thị được với khách hàng.
2- Gửi email kêu gọi kỳ vọng rõ ràng đến toàn bộ những người đăng ký. Tùy thuộc vào phản ứng của khách hàng và thực thi các danh sách chăm sóc chuyên môn. Vẫn chăm sóc tiêu chuẩn đến toàn bộ khách hàng nhưng có danh sách chăm sóc chuyên môn riêng lẻ khác.
3- Triển khai chăm sóc thông qua danh sách khách hàng đã đăng ký.
4- Lặp lại với những danh sách email thu thập khác trong tương lai (và quay lại bước 2).
Trong tương lai, cung cấp dịch vụ nhận các bản tin thông qua email marketing có thể phổ biến hóa qua website (pop-up) và có giấy đăng ký sử dụng dịch vụ miễn phí tại quầy mở tài khoản.
6. Những TIPS giúp Email không vào mục Spam
(*) Đây là những TIPS dành riêng cho hệ thống Email Marketing của Sendy.
6.1. Kiểm tra lại quy trình gửi email và các lưu ý có được tuân thủ đúng hết chưa.
1- Đã có mục “Miễn trừ trách nhiệm” và “Unsubscribe” trong footer của email (chữ ký chân mail) chưa?
2- Phần Plain text đã được tuân thủ đúng chưa?
Plain text là phần chứa toàn bộ nội dung chữ của email, đảm bảo khách hàng vẫn có thể đọc được nội dung chữ của email trên các nền tảng không hỗ trợ.
3- Bạn sử dụng bao nhiêu hình ảnh trong email và size ảnh như thế nào?
Trong email, việc sử dụng 3 hình ảnh trở lên sẽ tăng khả năng vào mục spam của email đó. Ngoài ra size ảnh không thể quá lớn, phải đảm bảo chiều ngang là <750px> (và được resize trước khi đăng tải lên hệ thống).
6.2. Chú ý những từ khóa bạn sử dụng ở tiêu đề email marketing
Tránh dùng các keywords (từ khóa) bị liệt vào bộ lọc email như: “CLICK HERE” hay “MIỄN PHÍ! MUA NGAY!”. Một vài từ dùng cho ngành tài chính như “Giá cả”, “Giá trị” cũng dễ vào spam.
1. Content filters (Bộ lọc nội dung)
Xem xét các nội dung trong một tin nhắn để xác định xem nó là thư rác hay không?
2. Header filters (Bộ lọc Header)
Header filters trong email marketing là gì? Đây là chỉ số dùng để xem xét các tiêu đề email để tìm kiếm thông tin giả mạo.
3. URL Blacklist
Là khi các website dùng các công cụ, thủ thuật tăng hạng (tăng rank) mà Google cấm như: Dùng các thủ thuật SEO “mũ đen” như cloaking, link farms, doorway pages, submit quá nhiều…
Thường xuyên thay đổi nội dung, tên miền, hay thậm chí là giao diện. Các domain mua back-order cũng thường không được index. Dẫn tới địa chỉ URL bị khoá, điều này làm ảnh hưởng tới việc gửi mail, hay thậm chí mail của bạn sẽ không vào hộp thư chính (inbox) được.
IP BlackList
Trường hợp này do các tài khoản trên Server gửi Spam mail số lượng lớn (Thường là các máy chủ share hosting), dẫn tới IP bị các tổ chức SPAM trên thế giới cho vào Black List.
Sau khi kiểm tra, xử lý các vấn đề liên quan thì doanh nghiệp bạn có thể liên hệ với các tổ chức chống SPAM nhằm loại bỏ đia chỉ IP ra khỏi Black List.
Mỗi tiêu chí như vậy tương ứng với 1 số điểm. Tổng số điểm đạt tiêu chí của một email, cộng lại sẽ ra điểm spam (spam score). Bộ lọc spam sẽ check spam dựa vào các yếu tố trong một mail gửi đến như header, body, subject, reverse dns, URIBlacklist, keyword… Nếu điểm spam của bạn vượt ngưỡng cho phép, bạn sẽ đi vào hộp thư rác mà không cần bàn cãi.
6.3. Một số lưu ý về từ khóa
Email của bạn sẽ vào mục SPAM khi vi phạm những từ khóa (keywords) bên dưới, bên trong tiêu đề, cũng như phần nội dung. Vậy từ khóa phổ biến khiến tỷ lệ spam cao trong hoạt động email marketing là gì?
- Sử dụng từ “kiểm tra / click / xem ngay / đừng bỏ lỡ” trong dòng tiêu đề.
- Sử dụng các cụm từ spam, như là “Nhấn vào đây!” hoặc “Cơ hội duy nhất trong đời!”
- Nội dung có chứa từ khoá nào “nhạy cảm”? Như thế nào là “nhạy cảm” thì do hệ thống xác định và không hẳn là liên quan đến chính trị hay bậy bạ mới là nhạy cảm mà là những từ khoá được đề cập nhiều trên môi trường Internet hay Google cũng bị coi là nhạy cảm, ví dụ từ resort, gay, bất động sản, marketing…
- Sử dụng các cụm từ gây SPAM:
Một số từ không nên sử dụng
Sau đây là những từ bạn không nên sử dụng tiếng Việt lẫn tiếng Anh khi thực hiện Email Marketing.
1. !!! | 26. Guarantee (Đảm bảo) |
2. $$$ | 27. Hot |
3. 100% Free (100% Miễn phí) | 28. Increase (Tăng lên đến…) |
5. VIẾT HOA TOÀN BỘ | 29. Join millions (Tham gia hàng triệu…) |
6. All natural (hoàn toàn tự nhiên) | 30. Lose weight (Giảm cân) |
7. As seen on (Như được thấy) | 31. Lowest price (Giá thấp nhất) |
8. Attention (Chú ý) | 32. Make money fast (Kiếm tiền nhanh) |
9. Bad credit (Tín dụng xấu) | 33. Marketing (Tiếp thị/Quảng cáo) |
10. Bargain (Thỏa thuận) | 34. Million dollars (Triệu đô) |
11. Best price (Giá tốt nhất) | 35. Money (Tiền) |
12. Billion (Tỷ) | 36. Money making (Cách làm tiền) |
13. Certified (Được chứng nhận) | 37. No medical exams (Không có kiểm tra y tế) |
14. Cost (Chi phí) | 38. No purchase necessary (Không cần mua) |
15. Dear friend (Gửi bạn) | 39. Online pharmacy (Hiệu thuốc online) |
16. Decision (Giải quyết) | 40. Opportunity (Cơ hội) |
17. Discount (Giảm giá) | 41. Partners (Đối tác) |
18. Double your income (Gấp đôi thu nhập) | 42. Performance (Buổi trình diễn) |
19. N.h.i.ề.u.d.ấ.u.c.h.ấ.m. | 43. Rates (Giá) |
20. Eliminate debt (Xóa nợ) | 44. Satisfaction guaranteed (Đảm bảo hài lòng) |
21. Extra income (Thu nhập thêm) | 45. Search engine listings (Danh sách công cụ tìm kiếm) |
22. Fast cash (Tiền mặt nhanh chóng) | 46. Selling (Bán hàng) |
23. Fees (Phí) | 47. Success (Thành công) |
24. Financial freedom (Tự do tài chính) | 48. G õ c á c h c h ữ |
25. FREE (Miễn phí) | 49. Trial (Dùng thử) |
50. Visit our website (Tham khảo website) |
Một số từ nên hạn chế sử dụng
Các từ ngữ nên hạn chế sử dụng trong chiến dịch Email marketing là gì? Cùng tham khảo trong bảng dưới đây:
51. #1 | 76. Great offer (Đề nghị tuyệt vời) |
52. 4U (for you) | 77. Home based (Tại nhà) |
53. 50% off (Giảm giá 50%) | 78. Incredible deal (Thỏa thuận đáng kinh ngạc) |
54. Accept credit cards (Chấp nhận thẻ tín dụng) | 79. Information you requested (Thông tin bạn yêu cầu) |
55. Additional income (Thu nhập thêm) | 80. Insurance (Bảo hiểm) |
56. Affordable (Giảm giá phải chăng) | 81. Investment (Đầu tư) |
57. All new (Hoàn toàn mới) | 82. Limited time offer (Ưu đãi thời gian có hạn) |
58. Apply now (Áp dụng ngay) | 83. Message contains (Chứa tin nhắn) |
59. Apply online (Áp dụng trực tuyến) | 84. No age restrictions (Không giới hạn độ tuổi) |
60. Be your own boss | 85. No experience (Không cần kinh nghiệm) |
61. Buy direct (Mua trực tiếp) | 86. No gimmicks (Không chứa quảng cáo) |
62. Call free (Tư vấn miễn phí) | 87. No hidden costs (Không chi phí ẩn) |
63. Cancel at anytime (Hủy bất cứ lúc nào) | 88. No questions asked (Không có câu hỏi) |
64. Cash bonus (Tiền thưởng) | 89. Offer (Đề nghị) |
65. Cheap (Giá rẻ) | 90. Online degree (Bằng cấp trực tuyến) |
66. Click here (Chọn ngay) | 91. Online marketing (Tiếp thị trực tuyến) |
67. Congratulations (Chúc mừng bạn) | 92. Order Now (Đặt ngay) |
68. Direct email (Email trực tiếp) | 93. Passwords (Mật khẩu) |
69. Direct marketing (Tiếp thị trực tiếp) | 94. Please read (Xin hãy đọc) |
70. Don’t hesitate! (Đừng ngần ngại) | 95. Risk free (Không rủi ro) |
71. Drastically reduced (Giảm mạnh) | 96. Save $ (Tiết kiệm $) |
72. Earn $ (Kiếm $) | 97. Serious cash (Tiền mặt lớn) |
73. Full refund (Hoàn trả đầy đủ) | 98. Special promotion (Khuyến mãi đặc biệt) |
74. Get it now (Nhận ngay) | 99. Urgent (Khẩn cấp) |
75. Gift certificate (Phiếu quà tặng) | 100. Web traffic (Lưu lượng truy cập web) |
6.5. Tuân thủ tất cả nhưng vẫn không vào hộp thư chính?
Đôi khi bạn đã soạn đúng email, soạn đủ nội dung với mọi tips lành nghề nhưng email vẫn không vào inbox. Vậy lý do khiến hoạt động không hiệu quả trong email marketing là gì? Thử cách cuối: Nhân bản (Duplicate) các Email vào hộp thư chính (main box) của mình trước đó, soạn lại nội dung email đó và gửi.
6.6. Tôn trọng khách hàng, thể hiện tính chuyên nghiệp và dấu ấn cá nhân của bạn trong từng email
Hãy khiến khách hàng phải tiếc nuối khi Unsubscribe email của bạn vì bạn sẽ cung cấp họ những giá trị và sản phẩm đáng giá cho riêng họ.
7. Tips giúp tăng cường khả năng mở Email của khách hàng
Bên cạnh việc không CapsLock (viết hoa toàn bộ) tiêu đề, không sử dụng nhiều dấu chấm than (!), không sử dụng mực đỏ trong email, chúng ta còn có một số TIPS để tăng độ mở của khách hàng.
7.1. “Giấu” một phần tiêu đề của email đi, kích thích người đọc
- Title 1: “Nắm trong tay rõ ràng thuật ngữ, đầu tư chứng quyền ngay hôm nay”
- Title 2: “Hiểu rõ thuật ngữ, đầu tư Chứng quyền”
⇒ Tiêu đề 1 chữ “chứng quyền” bị giấu đi. Tiêu đề 2 nếu khách hàng nhận được và không quan tâm đến chứng quyền thì sẽ không mở email.
7.2. Gửi email vào khung thời gian khác nhau để nghiên cứu thời gian phù hợp nhận mail của khách hàng
Đây là một kiểu A/B Testing.
Mỗi nhóm khách hàng sẽ có hành động khác nhau. Hãy sử dụng chức năng “Schedule” trong mail để gửi email vào từng khung giờ để có được kết quả khung giờ phù hợp nhất.
8. Những công cụ triển khai chiến dịch email marketing
>> Có thể bạn quan tâm: Các công cụ Marketing hiệu quả
Bên cạnh việc hỗ trợ cho chiến dịch Email Marketing của bạn, các công cụ sau còn có nhiều biểu mẫu email marketing mà chúng ta có thể tận dụng trong đa dạng hoạt động Email Marketing của thương hiệu.
8.1. Mailchimp
Mailchimp là một nền tảng email marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp. Mailchimp hỗ trợ tạo ra những email có tính sáng tạo và đẹp mắt cho các doanh nghiệp giúp tạo ấn tạo tốt với khách hàng.
8.2. Campaign Monitor
Campaign Monitor là một trong các công cụ digital marketing hỗ trợ tiếp thị email hàng đầu. Với những sản phẩm và dịch vụ tốt bậc nhất, dễ sử dụng, tự động hóa với nhiều tính năng hiện đại và sử dụng hiệu quả cho nhóm khách hàng có quy mô lớn.
8.3. HubSpot Email Marketing
HubSpot nổi tiếng với phần mềm CRM và công cụ email marketing là một sản phẩm được ra mắt gần đây. Điểm nổi trội của HubSpot Email Marketing là dễ dàng sử dụng, khả năng phân phối ấn tượng, và được tích hợp với các công cụ digital marketing khác của HubSpot. Gói miễn phí của nó lên đến 2000 email / tháng. Với trình kéo thả, mẫu email tạo sẵn có thể giúp bạn thiết kế email hiệu quả trong thời gian ngắn.
8.4. Sendy via Amazon SES
Sendy là một công cụ email marketing dựa trên đám mây, cho phép các nhà digital marketers gửi email thông báo và giao dịch thông qua Amazon Simple Email Service (Amazon SES) với giá trẻ.
Tạm kết
Trên đây là một số khái niệm giúp bạn giải đáp phần nào câu hỏi Email Marketing là gì? Cũng như những thủ thuật, mẹo nhỏ trong hoạt động tiếp thị qua email, đặc biệt là công cụ Sendy. Bạn còn có những thắc mắc khác xoay quanh vấn đề Email marketing là gì?
Cùng theo dõi VUTU Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị bạn nhé!