Việc xây dựng và kiểm soát ngân sách Marketing có thể coi là một trong số các hạng mục quan trọng nhất để chiến dịch marketing diễn ra hiệu quả.
Vậy Ngân sách marketing là gì? Cách xác định ngân sách Marketing phù hợp cho doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Ngân sách marketing là gì?
Ngân sách Marketing là phần chi phí mà doanh nghiệp phải dự trù để chi trả cho các chi phí liên quan tới hoạt động tiếp thị (marketing).
Ngân sách này thường bao gồm tất cả chi phí như: tiền quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức sự kiện truyền thông, chi phí phát mẫu sản phẩm miễn phí, khuyến mãi, chi phí sản xuất các ấn phẩm truyền thông phục vụ cho hoạt động marketing…
Việc dự trù ngân sách chính xác sẽ giúp bạn phân chia các nguồn lực cho từng chiến lược một cách hợp lý và đưa ra quyết định chi tiêu phù hợp để không gây thất thoát, lãng phí.
2. Tại sao phải xây dựng ngân sách Marketing
Xây dựng ngân sách Marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.
Việc xây dựng ngân sách Marketing cần được phác thảo nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh trong một thời điểm hoặc thời gian cụ thể.
Việc lập được kế hoạch sử dụng ngân sách Marketing giúp doanh nghiệp đi đúng mục tiêu đề ra, tránh thất thoát chi phí, sử dụng được tối ưu chi phí để đa dạng hóa hoạt động marketing.
Các lợi ích khi xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách marketing:
Giúp tránh được rủi ro: Việc có kế hoạch cụ thể để triển khai giúp cho hoạt động marketing không vượt quá chi phí doanh nghiệp đề ra (gây lỗ cho doanh nghiệp) hoặc tiết kiệm quá mức cũng sẽ khiến các chiến dịch marketing không hiệu quả, ảnh hưởng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Sử dụng nguồn lực hiệu quả: Việc có kế hoạch sử dụng ngân sách marketing phù hợp với kế hoạch kinh doanh giúp nhà quản lý nắm bắt được các chỉ số kinh doanh về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó chủ động đưa ra được các phán đoán và chỉ đạo phù hợp.
Thước đo hiệu quả: Bên cạnh việc quản trị hạng mức chi tiêu cho hoạt động marketing, việc lập kế hoạch ngân sách và theo dõi thường xuyên ngân sách marketing sử dụng thực tế là thước đo cho hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị đánh giá kết quả thực tế so với kỳ vọng và có chỉ đạo phù hợp.
3. Cách để xác định ngân sách marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
Thông thường, để xác định ngân sách Marketing cho một doanh nghiệp sẽ có 2 cách để triển khai xác định là TOP DOWN và BOTTOM UP.
3.1. Xác định ngân sách Marketing – Phương án TOP DOWN
Phương án TOP DOWN – Hay xác định ngân sách marketing theo hướng từ trên xuống (lớn đến nhỏ) là hình thức xác định chi phí marketing theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thông quan các bước:
- Xác định mục tiêu kinh doanh (doanh thu mục tiêu trong năm nay)
- Xác định tỷ lệ chi phí marketing khả thi (có thể dựa trên các năm trước) kết hợp với các chi phí hoạt động, sản xuất kinh doanh khác trên tiền đề đảm bảo mức lợi nhuận mục tiêu năm của doanh nghiệp.
3.2. Xác định ngân sách Marketing – Phương án BOTTOM UP
Phương án BOTTOM UP – Hay xác định ngân sách marketing theo hướng từ dưới lên là hình thức thông qua kế hoạch marketing đề ra hàng năm,
sẽ có cách hoạt động marketing được hoạch định sẵn để bạn dựa vào và dự trù ngân sách.
Ví dụ: Năm nay doanh nghiệp dự tính triển khai chiến dịch tiếp thị bằng người nổi tiếng và các hoạt động quảng cáo trực tuyến tiếp cận 10 triệu khách hàng. Tiến hành xác định chi phí thông qua:
- Xác định chi phí tiếp cận trên mỗi khách hàng là 250đ – Tiếp cận 10 triệu khách hàng tương ứng với 2,5 tỷ đồng.
- Chi phí sử dụng người nổi tiếng: 1,5 tỷ đồng
Vậy chi phí marketing trong năm được xác định là 4 tỷ đồng.
Bên cạnh các hình thức marketing như quảng cáo, sử dụng người nổi tiếng, còn có nhiều hình thức khác để truyền thông doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo tại: IMC Marketing là gì? 7 Công cụ truyền thông tích hợp tối ưu cho thương hiệu
4. Quy trình các bước xây dựng ngân sách marketing
Để xây dựng ngân sách Marketing hiệu quả và phù hợp với mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần triển khai lần lượt các bước sau để đảm bảo quy trình xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách marketing phù hợp.
Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh & mục tiêu Marketing
Như đã đề cập ở trên, mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thông thường là số lượng sản phẩm & doanh thu trong năm.
Từ đó, xác định tiến hành xác định mục tiêu marketing phù hợp để chuẩn bị cho bước tính toán chi phí marketing phù hợp.
Bước 2: Xác định tổng ngân sách marketing (Top down)
Sau khi có mục tiêu kinh doanh, bạn có thể tiến hành xác định các chi phí xoay quanh việc kinh doanh như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển, chi phí lương, đào tạo nhân viên,… từ đó xác định thêm chi phí marketing để đảm bảo tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Liệt kê các hoạt động Marketing (Bottom up)
Sau khi xác định khoảng ngân sách marketing khả thi theo hình thức từ trên xuống, bạn cần tiến hành lên kế hoạch cho hoạt động Marketing của công ty thông qua việc đề ra kế hoạch hành động nhất định trong năm để đưa ra được các hoạt động tương thích để dự trù khoảng ngân sách phù hợp.
Thông qua 2 phương thức ấy, bạn sẽ xác định được tổng ngân sách marketing trong năm của doanh nghiệp.
Bước 4: Lựa chọn các hoạt động marketing phù hợp
Bước tiếp theo cần làm là liệt kê các hoạt động Marketing mà phòng ban, bộ phận marketing đang lên kế hoạch triển khai trong năm tới nhằm dự trù kinh phí cho các hoạt động này.
Bên cạnh việc xác định kinh phí dựa trên kế hoạch hành động năm, bạn cũng có thể cân nhắc các hoạt động marketing năm trước, đánh giá và xác định hoạt động triển khai trong năm nay sao cho phù hợp.
Tham khảo thêm qua bài viết: Chiến lược marketing mix là gì? Điểm danh 03 chiến lược marketing mix phổ biến nhất hiện nay
Bước 5: Tiến hành đánh giá ngân sách marketing
Tiến hành cân nhắc và đánh giá các chi phí marketing hiện có có thể đáp ứng triển khai các hoạt động đã lên kế hoạch hay không. Trong quá trình này, bạn có thể sẽ phải lược bỏ một số hoạt động nhất định để đảm bảo không bị vượt ngân sách.
Bước 6: Chỉnh sửa ngân sách nội bộ
Tiếp theo, bạn cần tiến hành họp nội bộ để tiến hành điều chỉnh ngân sách marketing ở các bước cuối cùng. Việc điều chỉnh này nhằm đảm bảo ngân sách khả thi trong việc triển khai, cũng như có sự đồng thuận giữa bộ phận marketing phụ trách ngập ngân sách và các cấp lãnh đạo.
Bước 7: Duyệt ngân sách marketing
Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là người cuối cùng đánh giá phần ngân sách marketing đề ra, bao gồm việc đánh giá dựa trên kế hoạch sử dụng ngân sách marketing có liên kết với mục tiêu kinh doanh ban đầu không, cũng như sự hợp lý của các hoạt động marketing đề ra.
Sau khi được ban lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt, kế hoạch sử dụng ngân sách cho hoạt động tiếp thị của bạn đã có thể triển khai.
5. Những lưu ý khi xây dựng ngân sách marketing
Khi xác định ngân sách Marketing, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau để tránh rủi ro:
- Cần nghiên cứu kỹ về thị trường và đối thủ trước khi bắt đầu lên kế hoạch cho chiến dịch Marketing để xác định ngân sách.
- Nắm bắt xu hướng thị trường và người tiêu dùng kịp thời để đề xuất hoạt động phù hợp.
- Phân bổ ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu người tiêu dùng để đảm bảo hoạt động marketing diễn ra trơn tru và đúng insight người dùng.
- Không nên tập trung toàn bộ ngân sách vào một nền tảng
6. Tạm kết
Việc xây dựng ngân sách Marketing cần tập trung để triển khai chuyên nghiệp và bài bản. Xác định ngân sách Marketing càng cụ thể, sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh cao trên thị trường mục tiêu.
Để xác định ngân sách dành cho tiếp thị hiệu quả, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường, mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing phù hợp. Đồng thời phải đánh giá nguồn lực mà doanh nghiệp đang sở hữu để có phương hướng phát triển phù hợp nhất.
Liên hệ VUTU Digital ngay hôm nay để được tư vấn phương án phát triển doanh nghiệp trên Google theo một lộ trình dài hạn!
- Hotline: 070-232-5050
- Email: vutudigital@gmail.com
- Facebook: FB.com/vutu.digital