Nếu bạn đang tìm hiểu cách xây dựng website bằng WordPress thì chắc hẳn bạn đã biết được cách website hoạt động cũng như khái niệm cơ bản về WordPress rồi.
Tuy vậy mình sẽ điểm qua những kiến thức có phần khá cơ bản, nếu bạn đã biết có thể lướt qua. Dưới đây mình sẽ trình bày tất tần tật những bước mà bạn cần nắm để hoàn thiện trang web được thiết kế hoàn toàn bằng WordPress. Hãy cùng VUTU Digital tìm hiểu ngay bài hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết nhất nhé!
Mục lục
1. Giới thiệu về Website và WordPress
Để có một trang web hoàn chỉnh trên Internet, bạn cần nắm rõ các khái niệm:
- Domain: là địa chỉ trực tuyến cho website mà người dùng internet có thể truy cập vào trang web của bạn.
- Hosting: là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là bạn đã thuê 1 nơi chứa tài nguyên để đoạn mã code được đặt trên đó được thực thi.
- Website: là một tập hợp các trang thông tin có chứa nội dung dạng văn bản, chữ số, âm thanh, hình ảnh, video, … được lưu trữ trên máy chủ.
- Theme: chính là giao diện của website.
- WordPress: là một phần mềm mã nguồn mở (miễn phí) được viết bằng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Là một trong những ứng dụng CMS để tạo ra 1 website cho riêng mình.
Nói 1 cách nôm na, nếu bạn có 1 ngôi nhà thì domain chính là số nhà được gán trước cửa nhà. Hosting chính là mảnh đất mà bạn sở hữu (có thể bạn thuê của người khác hoặc tự chủ 1 mảnh đất riêng). Phần website chính là ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, để ngôi nhà đảm bảo tính thẩm mĩ cũng như nội thất bên trong được sắp xếp đúng nơi, đúng chức năng thì cần 1 bộ theme chuẩn, không lỗi thời.
Như vậy, WordPress nằm đâu trong bức tranh tổng thể trên. WordPress chính là công nghệ mà website sử dụng để tạo dựng căn nhà, có thể hiểu nó là nền móng để căn nhà có những trụ bê tông chắc chắn nhất.
2. Mục đích sử dụng của việc có website
Phần trên mình đã giới thiệu khá rõ ràng về các khái niệm. Phần này mình sẽ điểm qua những điểm mạnh, điểm yếu cũng như các mục đích sử dụng khi bạn đã có trong mình một website.
Nếu có cho mình một website bạn có thể:
- Kiếm tiền từ website thông qua link Affiliate, đặt quảng cáo bằng banner, bán sản phẩm digital.
- Tạo profile mô tả kinh nghiệm và các dự án đã thực hiện để xin việc.
- Tạo website giới thiệu công ty để người dùng có thể biết nhiều hơn về công ty.
- Tạo cửa hàng để bán hàng online.
3. Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress
3.1. Phân tích tổng mức giá chi trả
Mức giá của:
- Domain: tầm 200k/năm đến 350k/năm tùy vào nhà cung cấp mà bạn mua. Hiện tại mình đang sử dụng tên miền .com của Namecheap và Porkbun với giá khoảng 210k/năm 1 tên miền. Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên mua của Porkbun để tiết kiệm chi phí, vì phí gia hạn của Namecheap là 312k/năm còn Porkbun hiện vẫn giữ phí gia hạn 210k/năm.
- Hosting: khoảng 70k/tháng đối với các website mới tầm 10.000 views/ tháng. Có rất nhiều nhà cung cấp hosting trên thị trường nên bạn sẽ rất phân vân khi lựa chọn. Mình sẽ phân tích kĩ hơn ở phần bên dưới.
- Theme: giá 1 theme chất lượng sẽ dao động từ 1 triệu đến 1 triệu 5. Hiện tại theme mình mua từ themeforest.net vì đây là nơi bán rất uy tín. Các bộ theme được kiểm duyệt rất chặt mới được đưa bán lên sàn. Do vậy, bạn sẽ không bị dính mã độc ảnh hưởng đến website sau này.
Tổng chi phí khởi tạo website không tính công thiết kế sẽ tốn khoảng 2.600.000 vnd / năm. Chi phí gia hạn sẽ giao động từng năm tùy theo nhà cung cấp hosting và domain.
3.2. Mua tên miền (domain)
Đây chính là bước quan trọng nhất mà bạn cần nắm. Vì nếu bạn đặt được một tên miền chuẩn thì sẽ các bước sau này sẽ thật sự rất dễ dàng.
Bạn phải biết cách đặt tên sao cho thật sự hợp lí. Dựa vào kinh nghiệm thực tế của mình. Tên miền phải:
- Ngắn gọn, bật lên được tên brand của riêng bạn.
- Độc nhất để tránh các brand khác trên thị trường.
- Không nên đặt có gắn location. Ví dụ: bạn là doanh nghiệp Săm Lốp Thành Phương chuyên bán lốp ô tô tại Quảng Ngãi. Bạn không nên đặt tên miền là lopotoquangngai.com. Lý do chính là sau này bạn sẽ SEO (Search Engine Optimization) cho web, bạn sẽ cần hướng tới những keyword làm bật lên brand của bạn. Tìm kiếm “thành phương” là sẽ hiển thị gian hàng của bạn. Ngoài ra, việc đặt tên sát với tên công ty sẽ giúp ích cho việc đăng ký Business Facebook sau này, chính vì vậy hay cân nhắc kỹ khi đặt tên đấy.
- Cẩn thận vì sau này nếu bạn muốn đổi tên thì sẽ tốn thêm khá nhiều chi phí. Vì nếu đặt tên mới bạn sẽ tại 1 tên miền mới nhưng vẫn đảm bảo sở hữu tên miền cũ để chuyển hướng liên kết từ cũ sang mới. Mục đích chính đó là thứ hạng các từ khóa của website bạn sẽ được duy trì như cũ trên google.
3.3. Mua Hosting
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp hosting từ gói giá rẻ đến gói giá cao cấp. Tuy nhiên, bạn phải xác định được đâu là loại hosting phù hợp để sử dụng sao cho hợp lí.
Hiện có 3 loại chính với chức năng nổi bật khác nhau:
- Shared hosting: loại này chính là 1 máy chủ sẽ chia nhiều tài khoản cho nhiều người dùng khác nhau, tức share tài nguyên sử dụng. Do vậy, bạn sẽ chia sẻ CPU, RAM,… nên mức giá được cho là rẻ nhất. Ngoài ra, chính việc được cấp 1 tài khoản để sử dụng, không cần biết cũng như vận hành sâu máy chủ nên việc sử dụng vô cùng dễ dàng, rất phù hợp với những người vừa với tiếp cận với website. Hiện mình đang sử dụng Hostinger để lưu trữ website.
- VPS hosting (Virtual Private Server): máy chủ ảo, bạn sẽ sở hữu và toàn quyền sử dụng máy chủ. Việc cấu hình sẽ phức tap hơn 1 chút nhưng nó cho phép bạn tùy chỉnh được nhiều hơn. Rất phù hợp cho các lập trình viên muốn nâng cao skill cũng như kĩ năng về technical. Do vậy, mức giá sẽ nhỉnh hơn so với shared hosting. Hiện nay các website của mình đang sử dụng dịch vụ Lightsail của AWS.
- Dedicated Server: bạn sẽ thuê 1 máy chủ vật lý thực sự để quản lý và cấu hình. Vì vậy mức giá sẽ là cao nhất so với những loại còn lại.
Với nhu cầu hiện tại bên mình thì đang sử dụng 2 gói Shared hosting và VPS hosting, 2 gói này là quá đủ với những website 100.000 views / tháng nên bạn hãy yên tâm và xem xét nhé.
>> Xem chi tiết: Web Hosting là gì?
3.4. Kết nối tên miền với hosting
Sau khi mua tên miền và hosting thì việc cần làm lúc này là kết nối 2 thứ lại với nhau. Bạn cần vào phần DNS của Domain Provider.
Sau đó điền các thông tin TXT Record với giá trị IP của hosting (lấy từ bên hosting). Chờ tầm 30 phút đến tối đa 1 ngày thì 2 bên sẽ được kết nối.
3.5. Thiết lập WordPress
Sau khi đã mua hosting bên Hosting bạn có thể vào thiết lập công nghệ wordpress trên hosting đó. Việc thiết lập diễn ra rất đơn giản bạn có thể làm theo những bước sau.
** Lưu ý: Chặn công cụ tìm kiếm trong khi thiết lập ban đầu cho website. Lý do rất đơn giản, khi mới khởi tạo website bạn sẽ không muốn google tìm đến và đưa website lên công cụ tìm kiếm. Sau khi hoàn thiện bạn mới nên cho phép nó crawl website của mình. Vì nó sẽ bắt những trang mà bạn đang setup và không mong muốn hiển thị.
3.6. Thiết lập Theme cho WordPress
Đối với người không biết lập trình nhưng muốn có một theme chất, chuyên nghiệp thì có 3 cách để bạn làm được điều đó thông qua hướng dẫn tạo Website bằng WordPress – Bước thiết lập giao diện website như sau:
- Thuê 1 lập trình viên coding theo ý muốn (khá tốn kém)
- Mua 1 theme chất lượng trên themeforest.net và tự setup
- Mua 1 theme chất lượng trên themeforest.net và nhờ lập trình viên setup. Tuy tốn phí thuê lập trình viên nhưng đối với những lập trình viên uy tín, việc setup sẽ nhanh, đơn giản, tiết kiệm thời gian cho bạn rất nhiều.
3.7. Tạo Post đầu tiên
Phân biệt Page với Post
Bạn nhớ phân biệt được post và page để lên bài cho chuẩn. Để nắm rõ hướng dẫn tạo Website bằng WordPress, thì việc nắm bắt khái niệm cơ bản page và post rất quan trọng. Vì nếu bạn nhầm lẫn thì sẽ rất tai hại cho việc thiết kế On-page Seo cho website.
- Khi bạn muốn tạo những trang tĩnh như điều khoản sử dụng, quy định bảo mật, chính sách bảo hành, hướng dẫn mua hàng. Bạn nên tạo trang page.
- Khi bạn muốn viết 1 bài blog thì bạn phải tạo 1 post và lưu nó vào trong 1 category cụ thể. Sau đó việc tìm kiếm và sắp xếp các category sẽ rất thuận tiện cho người dùng cũng như công cụ tìm kiếm.
3.8. Hướng dẫn cài đặt Plugin
Trong bước tiếp theo của Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress là cách thức cài đặt plugin.
Sau khi thiết lập domain, hosting, theme và viết 1 bài chuẩn chỉnh. Bạn cần phải cài mới những plugin cơ bản để sử dụng. Các plugin này chính là những gói cài đặt đính kèm mà các nhà phát triển đã tạo ra. Nhằm nâng cao khả năng tùy chỉnh của người dùng đối với website dù cho không biết lập trình đi nữa cũng dễ dàng thiết lập.
3.9. Thiết lập Google Analytics
Mục đích chính của việc thiết lập Google Analytics chính là giúp các chủ sở hữu website có nhiều cơ sở để nắm được thông tin nhân khẩu học, địa trí địa lý của người truy cập website, từ đó đưa ra những chiến lược marketing phù hợp.
3.10. Thiết lập những Plugin cần thiết
Sau khi biết cài được 1 plugin cụ thể, bạn nên thiết lập những plugin được cho là quan trọng nhất mà bắt buộc 1 trang wordpress nào cũng nên có.
4. Tạm kết
Hi vọng qua bài viết hướng dẫn tạo website bằng wordpress trên bạn đã tự mình tạo website cho chính mình. Hãy cố gắng học tập mỗi ngày để cùng VUTU Digital nâng cao khả năng nhé!
Tìm kiếm giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp bạn? Liên hệ ngay VUTU DIGITAL qua:
Hotline: 070-232-5050 hoặc 096-597-3214
Email: vutudigital@gmail.com
Facebook: FB.com/vutu.digital