Market Research là gì? Hay nghiên cứu thị trường là gì? Chắc hẳn không ít người từng đặt ra câu hỏi như vậy khi bước chân vào mảng marketing. Cùng VUTU Digital giải đáp câu hỏi này ngay trong bài viết sau:
Mục lục
1. Market Research là gì?
Market Research – Hay nghiên cứu thị trường là một quá trình thu thập & phân tích các thông tin của thị trường, sản phẩm dịch vụ hay hành vi của người dùng. Những thông tin này sẽ cho marketers nắm được cơ bản về thị trường & khắc hoạ được khách hàng của bạn, dĩ nhiên là tuỳ theo loại nghiên cứu thị trường, sẽ giải đáp được nhiều câu hỏi của doanh nghiệp hơn cả thế nữa.
Về cơ bản, thực hiện nghiên cứu thị trường sẽ mang lại một số lợi ích chính sau:
- Kiểm tra khả năng tồn tại của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách triển khai giao tiếp trực tiếp với khách hàng tiềm năng.
- Với nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể tìm ra thị trường mục tiêu của mình và nhận ý kiến, cũng như phản hồi thực tế về sản phẩm từ người tiêu dùng.
- Nghiên cứu về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cũng có thể thực hiện nội bộ hoặc ngoại bộ.
- Một số hình thức nghiên cứu thị trường như: khảo sát định lượng ở quy mô lớn, test sản phẩm với người tiêu dùng mục tiêu hoặc phỏng vấn nhóm khách hàng mục tiêu.
- Market Research là sự kết hợp của thông tin sơ cấp (Primary Data) – thông tin đầu tiên được thu thập trực tiếp; hoặc thông tin thứ cấp – là những thông tin, dữ liệu đã được thu thập và có sẵn.
>> Tìm hiểu thêm bài viết:
2. 6 loại Market Research phổ biến cần phải nắm
2.1. Customer Persona
Đây là hình thức nghiên cứu tập trung đến đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan về khách hàng của mình như: vấn đề của họ là gì, tại sao họ cần đến sản phẩm của bạn, đều họ mong đợi từ doanh nghiệp là gì?
2.2. Usage & Attitudes (U&A Research)
U&A Research là phương pháp nghiên cứu & phân tích hành vi của người tiêu dùng thông qua việc theo dõi, đánh giá thói quen sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng (Consumer) trong một khoảng thời gian nhất định.
Việc triển khai U&A giúp marketers có thể nắm được các thông tin sau:
- Ai là người mua sản phẩm? (Shopper)
- Tần suất sử dụng sản phẩm?
- Phương thức/ Cách thức/ Hình thức họ sử dụng sản phẩm
- Nhu cầu nào sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được?
- Điều gì khiến khách hàng đang ngại khi sử dụng sản phẩm?
Thông qua câu trả lời cho những vấn đề đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược phát triển sản phẩm để định vị hoặc tái định vị nhằm tăng tính cạnh tranh của mình trên thị trường.
2.3. Concept & Product Test
Việc đánh giá sản phẩm & thông điệp cho một hoạt động tung mới sản phẩm là điều cần thiết. Tuy thế, rất ít doanh nghiệp đồng ý cho việc nghiên cứu này bởi đây là một hình thức nghiên cứu thị trường được đánh giá “không mấy cần thiết” do đặc tính chủ quan/ cảm tính của nội bộ doanh nghiệp.
>>> Tìm hiểu thêm: Quy trình tung sản phẩm mới cực kỳ thành công với “Mô hình 3 bước”
Việc triển khai Concept & Product Test có thể trả lời được các thông tin cơ bản như:
- Sản phẩm có hấp dẫn đối với người tiêu dùng không?
- Sản phẩm có giải quyết được vấn đề ở người dùng?
- Người tiêu dùng có nhận ra được đặc tính nổi trội/ sự khác biệt của sản phẩm so với các đối thủ trên thị trường?
- Concept có thật sự hiệu quả (bao gồm cả concept trên bao bì & concept truyền thông)
2.4. Brand Health Check
Đánh giá sức khoẻ thương hiệu & sản phẩm một cách định kỳ giúp cho thương hiệu đo lường được độ nhân diện của mình trên thị trường chung, cũng như sự hiệu quả của hoạt động marketing mix sau một khoảng thời gian dài “đốt tiền”.
Bên cạnh đó, Brand Health Check còn giúp doanh nghiệp nắm được tình hình của thị trường, bao gồm những tác động từ đối thủ, để có thể đưa ra kế hoạch quản trị rủi ro và phát triển hơn trong tương lai.
2.5. Consumer Panel
Là một hình thức thu thập dữ liệu mua của hộ gia đình để tìm hiểu được lượng tiêu thụ sản phẩm thông qua hành vi & thói quen sử dụng của họ thông qua 3 kênh chính là: Manufacture, Retailer và Consumer.
Việc triển khai nghiên cứu Consumer Panel có thể giúp doanh nghiệp giải đáp việc:
- Khách hàng của mình là ai (Who)
- Họ đã mua sản phẩm gì (What)
- Họ mua sản phẩm tại kênh nào (Where)
- Thời điểm mua & sử dụng sản phẩm (When)
- Lượng tiêu thụ của khách hàng trong thời gian nhất định (How much)
Tại Việt Nam, công ty có dịch vụ triển khai hình thức nghiên cứu này lớn nhất chính là KANTAR thông qua dữ liệu Worldwide Panel để cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình.
2.6. Retail Audit
Ngược lại với Consumer Panel (đo lường tại nhà – inside), Retail Audit là phương pháp đo lường tại điểm bán thông qua việc kiểm soát doanh số thực tế tại kênh bán lẻ – retailer (outside). Một số điểm sáng mà phương pháp nghiên cứu này có thể cung cấp cho doanh nghiệp:
- Phương pháp đo lường này còn giúp doanh nghiệp kiểm soát được độ lớn (volume) sản lượng sản phẩm bán ra, chiếm thị phần ra sao so với đối thủ cùng ngành hàng.
- Bên cạnh đó, còn giúp doanh nghiệp xác định được kênh bán tối ưu nhờ vào số liệu doanh thu đóng góp của từng điểm bán.
- Đo lường được số lượng điểm bán mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
- Nắm được số lượng tồn kho, tình hình doanh số trên từng điểm bán.
Thông qua việc nắm số liệu nhờ phương pháp Retail Audit, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đánh giá được thị trường và đưa ra các hoạt động marketing mix song song để giảm thiểu rủi ro cạnh tranh như:
- Triển khai các hoạt động trên kênh như trưng bày, khuyến mãi (Below The Line)
- Các hoạt động bám kênh (ATL) như online marketing, quảng cáo
- Cải thiện chiến lược phân phối
Nielsen IQ là cái tên thường thấy nhất trong việc cung cấp dịch vụ Retail Audit tại Việt Nam và trên thế giới.
3. Tạm kết
Market Research là cả một quy trình dài và được thực thi thông qua nhiều phương pháp, nhiều bước hoạt động sâu bên trong. Hãy thường xuyên theo dõi VUTU Digital để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến loại hình Research Marketing này bạn nhé!
Tìm kiếm giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp bạn? Liên hệ ngay VUTU DIGITAL qua:
Hotline: 070-232-5050
Email: vutudigital@gmail.com
Facebook: FB.com/vutu.digital