Trước khi bắt tay vào 1 dự án SEO, đều đầu tiên ta nên làm đó chính là tìm hiểu và phân tích đối thủ SEO của chúng ta là ai. Dù là trong mảng SEO hay bất cứ cách tiếp cận marketing nào khác thì việc hiểu rõ và đánh giá được thị trường, đối thủ là điều bắt buộc phải nắm.
Chính việc tìm hiểu rõ ngay từ bước đầu giúp ta có được 1 kế hoạch marketing hoàn chỉnh, từ đó tạo được 1 kim chỉ nam để định hướng đánh bại đối thủ. Đánh bại ở đây chính là làm tốt hơn đối thủ, tạo những trải nghiệm tốt hơn về cả online lẫn offline.
Dưới đây, mình sẽ đi từ khái quát đến tổng thể, sau đó đến ví dụ thực tế nhất để mọi người dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
Mục lục
1. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Trước hết ta cần phân tích được đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh là ai? Việc phân tích này sẽ nhìn nhận 1 cách khái quát, từ online đến offline, do đó cần thực hiện một cách chi tiết.
Dù cốt lõi doanh nghiệp luôn không đổi nhưng thị trường sẽ luôn thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy mô hình kinh doanh phải được thay đổi theo thị trường. Qua đó, bảng phân tích sẽ được thực hiện nhiều lần theo từng giai đoạn.
Với mình, cứ tầm 1 quý (3 tháng) sẽ đánh giá, phân tích lại bảng này để xem hiệu quả cũng như đối thủ đã đi đến đâu so với mình.
1.1. Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?
Các lý do chính đó chính là:
- Biết được thông tin thị trường: Qua đó nhắm được khoảng thị trường mà ta nhận được khi chen chân vào.
- Biết được khách hàng nhìn nhận thế nào về đối thủ của bạn: điều này là vô cùng quan trọng, bởi qua đó ta sẽ biết được đối thủ làm tốt những gì, tốt thế nào để được khách hàng khen ngợi.
- Tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ: Đây là cơ hội cũng như thách thức để ta nắm được những điểm đối thủ làm chưa tốt và ta làm tốt hơn. Những điểm mạnh nhất của đối thủ ta sẽ để lại và đánh bại ở những giai đoạn sau.
1.2. Các loại đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Có 3 loại đối thủ mà ta nên phân biệt:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: đối thủ cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống bạn cho cùng khu vực địa lý, cùng đối tượng khách hàng mục tiêu, phục vụ cùng 1 nhu cầu. Ví dụ: đối thủ và bạn bán cùng 1 loại lốp ô tô cho chủ xe ô tô tại Quảng Ngãi.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: đối thủ cung cấp sản phẩm, dịch vụ không giống bạn nhưng đáp ứng cho cùng một nhu cầu khách hàng hoặc giải quyết 1 vấn đề. Ví dụ: đối thủ bán khác loại lốp bạn bán nhưng cùng bán cho chủ xe ô tô tại Quảng Ngãi.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: đối thủ liên quan bán hoặc phục vụ nhu cầu cho cùng một đối tượng nhưng không bán cùng sản phẩm. Có thể trở thành đối thủ cạnh tranh tương lai nếu mở rộng kinh doanh. Ví dụ: đối thủ bán nội thất ô tô còn bạn bán lốp ô tô cùng phục vụ cho chủ xe ô tô. Nếu đối thủ mở rộng lốp ô tô, có thể trở thành đối thủ trực tiếp hoặc gián tiếp của bạn.
1.3. Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh
- Bước 1: Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh
- Bước 2: Phân loại các đối thủ cạnh tranh
- Bước 3: Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh
- Bước 4: Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
- Bước 5: Ứng dụng các mô hình phân tích cạnh tranh phù hợp
- Bước 6: Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh
- Hoàn thành các bảng theo mẫu bên dưới:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/16Zb2Gaa6dHOl80pIab2zU9J2HzzAT9bXnBTuXsUny8s/edit?usp=sharing
2. Kỹ thuật phân tích đối thủ SEO
Sau khi có một bảng phân tích tổng quan về đối thủ trong kinh doanh. Công việc tiếp theo cần làm là đi sâu vào phân tích đối thủ hoạt động như thế nào trong SEO.
Phân tích đối thủ SEO chính là phân tích các đối thủ trực tiếp có chung bộ từ khóa với doanh nghiệp.
2.1. Tại sao phải phân tích đối thủ SEO?
Việc phân tích sẽ giúp ta có 1 cái nhìn tổng quan về đối thủ. Biết được:
- Đây là đối thủ tĩnh hay đối thủ động? Đối thủ tĩnh tức đối thủ đã SEO được 1 thời gian sau đó ngưng không triển khai SEO nữa. Đối thủ động tức đối thủ triển khai SEO liên tục, không ngừng tạo dựng các chiếc lược nội dung trên website.
- Đối thủ có thuê dịch vụ bên ngoài để triển khai SEO không? Agency đó có mạnh không? Xác định điểm mạnh nhất của Agency đó để đưa ra chiến lược tiếp cận hợp lý dựa vào nguồn nhân lực có sẵn.
- Hiểu được “insight” khách hàng hơn thông qua những content mà đối thủ cung cấp.
2.2. Các bước phân tích đối thủ SEO
Xác định đối thủ
- Bước 1: Dựa vào kinh nghiệm xác định các đối thủ offline trực tiếp cùng 1 khu vực kinh doanh
- Bước 2: Thực hiện nghiên cứu từ khóa (từ khóa này chính là tên sản phẩm, dịch vụ chính mà doanh nghiệp đang kinh doanh)
- Bước 3: Tìm ra đối thủ của từng loại từ khóa
- Bước 4: Tổng hợp các đối thủ so sánh với các đối thủ đã ước lượng ở bước 1
Phân tích đối thủ
Chủ yếu vào 3 hướng:
- Nội dung (Content)
- Liên kết (bao gồm Internal Link và Backlink)
- RankBrain (trải nghiệm người dùng,…)
Phân tích tổng thể sức mạnh từ tên miền và các số liệu quan trọng
Chú ý kiểm tra:
- Tín hiệu thương hiệu của đối thủ trên Internet. Ví dụ: “tên thương hiệu” -site:domain
- URL của đối thủ bằng cú pháp: “domain” -site:domain
- Ngoài ra cần thống kê các chỉ số:
- RefDomain: Tên miền dẫn liên kết về website đối thủ
- RefBacklink: Số lượng liên kết mà đối thủ được trỏ về
- Organic Keywords: Số lượng từ khóa nằm trong top 100 của Google
- Organic Traffic: Ước lượng lượt truy cập vào trang web 1 tháng
- Số lượng bài viết (Top page): Số bài viết nổi bật được rank trên Google
- Traffic Value: Giá trị của những bộ từ khóa mà đối thủ rank top.
Đánh giá cấu trúc Website
Tìm hiểu xem cấu trúc web có đúng theo dạng Silo hay Topic Cluster chưa?…
Đánh giá Content SEO
Đánh giá tổng quan về content của từng bài có đạt chuẩn SEO chưa?
Đánh giá On Page
Xem cách đối thủ bố trí các thẻ Heading, URL chuẩn chưa? Các liên kết điều hướng có ổn không?
Đánh giá OffPage
Xem lượng backlink được trỏ về từ đâu? Đối thủ có đi link từ các báo lớn không? Các social network mà đối thủ đã liên kết?
Đánh giá đội ngũ và chiến lược SEO
Tìm hiểu đội ngũ SEO cho đối thủ có mạnh không? Nếu mạnh, thì mạnh mảng nào trong SEO nhất?
2.3. Các lưu ý và yếu tố quan trọng khi phân tích đối thủ SEO
- Tùy vào nguồn lực mà chọn đối thủ hợp lý. Thông thường nên chọn những đối thủ nằm trong top 6-10. Nếu đối thủ quá yếu về SEO thì cố gắng đánh top 5 ở các bộ từ khóa cạnh tranh nhất.
- Kết hợp nhiều công cụ từ khóa để đưa ra được cái nhìn tổng quan hơn.
3. Các công cụ phổ biến nhất khi phân tích đối thủ SEO tại Việt Nam
Ahrefs
Đây là tool vô cùng nổi tiếng trong giới SEO. Ahref giúp bạn phân tích đối thủ 1 cách toàn diện nhất.
Keywordtools
Tool giúp phân tích từ khoá khá chi tiết. Điểm đáng tiền đó chính là cột trend trong mỗi từ khoá. Giúp bạn định hướng được từ khoá có theo mùa, thay đổi như thế nào.
Spyfu
Tool giúp biết được lịch sử ranking của từ khoá mà đối thủ rank top. Qua đó nắm được khoảng thời gian làm SEO của đối thủ.
Wayback Machine
Tool giúp xác định độ tuổi của tên miền.
Serprobot
Tool giúp xác định top 10 liên kết của từng từ khoá 1 cách nhanh nhất.
Screamingfrog
Took phân tích, audit website. Xem cấu trúc từng page hay post của web 1 cách chi tiết.
Websiteseochecker
Tool giúp tinh gọn liên kết. Trả về tên miền chính của trang web.
4. Tạm kết
Bài viết mang cái nhìn từ những kinh nghiệm của bản thân mình. Mong rằng nhận được nhiều hơn những đóng góp từ mọi người để mình ngày càng hoàn thiện hơn.
Cố gắng mỗi ngày cùng mình nhé!
Bài viết được tham khảo từ các nguồn:
- https://dnbvietnam.com/tu-van/bang-phan-tich-doi-thu-canh-tranh.html
- https://seongon.com/blog/seo/lap-ke-hoach-seo-cach-nhan-dien-va-nghien-cuu-doi-thu-seo.html
- https://quangsilic.com/doi-thu/
Tìm kiếm giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp bạn? Liên hệ ngay VUTU DIGITAL qua:
Hotline: 070-232-5050 hoặc 096-597-3214
Email: vutudigital@gmail.com
Facebook: FB.com/vutu.digital