Quy trình ra mắt sản phẩm mới, nghe thì có vẻ quen thuộc, nhưng bạn có từng bao giờ nghĩ điều này yêu cầu một quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo tính hiệu quả.
Dù là doanh nghiệp lớn hay những cửa hàng nhỏ, chúng ta đều phải trải qua giai đoạn quan trọng nhất trong việc bán hàng: RA MẮT SẢN PHẨM MỚI. Để điều đó diễn ra “thành công tốt đẹp”, việc lên kế hoạch kỹ lưỡng là điều cực kỳ cần thiết. Cùng mình tìm hiểu Quy trình ra mắt sản phẩm mới ngay trong bài viết này!
Mục lục
1. Ra mắt sản phẩm mới là gì?
Ra mắt sản phẩm mới là khi thương hiệu của bạn có ý định giới thiệu sản phẩm mới trong chuỗi sản xuất của mình đến với thị trường, thông qua các kênh bán hàng như: cửa hàng trực tuyến, các đại lý sỉ lẻ của thương hiệu, hoặc là trực tiếp đến người dùng.
Và quy trình tung sản phẩm mới hay quy trình ra mắt sản phẩm mới đều đòi hỏi một Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới: Là một chuỗi các hoạt động từ tung hàng đến quảng bá sản phẩm mới trong khoảng thời gian nhất định, nhằm đạt được sức hút và doanh số bán hàng như mong muốn.
2. Tại sao cần lập quy trình ra mắt sản phẩm mới?
Trước khi trả lời câu hỏi đó, ta hãy đặt nghi vấn ngược lại: Sẽ ra sao nếu ta ra mắt sản phẩm mới mà không có sự chuẩn bị trước? Lẽ dĩ nhiên: SẼ KHÔNG AI BIẾT ĐẾN SẢN PHẨM CỦA BẠN!
Vậy lý do đầu tiên giải thích cho việc cần lập “quy trình ra mắt sản phẩm mới”, đương nhiên là: Để khách hàng biết đến bạn – Nhằm tối đa hóa doanh số bán hàng và lượng chuyển đổi mua hàng.
Bên cạnh đó, việc lập quy trình ra mắt sản phẩm mới còn giúp chúng ta:
– Liệt kê ra những công việc cần làm để việc tung hàng diễn ra êm đẹp và rực rỡ
– Dự trù được sản phẩm và các vấn đề phát sinh như: đơn hàng bán, lượng khách hàng mới, cách truyền thông & quảng cáo sản phẩm, cách lôi kéo & mời gọi sản phẩm, những rủi ro truyền thông mình sẽ gặp phải.
– Nâng cao nhận thức về thương hiệu: Sự hiện diện đa dạng trên các phương tiện truyền thông lúc tung hàng, sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn đến doanh nghiệp của mình. Nếu bạn làm điều này một cách nhất quán, mọi người sẽ trở nên quen thuộc với thương hiệu của bạn và các sản phẩm của nó (bao gồm cả những sản phẩm sắp ra mắt) – Đây cũng là chiến lược dài hạn, nâng tầm quan trọng của việc tung hàng nói riêng và xây dựng thương hiệu nói chung.
Khi quy trình tung sản phẩm mới được thực hiện đúng cách, việc ra mắt sản phẩm mới sẽ thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập đến các cửa hàng và trang web của bạn – Giúp gia tăng doanh số bán hàng.
3. Quy trình chi tiết với “Mô hình 3 bước tung hàng”
Trước khi đi vào 3 bước tung hàng chi tiết, bạn phải hiểu rằng, đây chỉ là những bước nằm ở giai đoạn thực thi, khác với giai đoạn nghiên cứu thị trường trước khi ra mắt sản phẩm mới và quy trình nội bộ tương ứng với quy mô doanh nghiệp của bạn.
3.1. Bước 1: Giai đoạn Invitation
Đây là giai đoạnInvitation – Thu hút sự chú ý: nhằm tạo nên sự lôi cuốn, tò mò của khách hàng tiềm năng đối với các hoạt động tung hàng của thương hiệu. Các hoạt động có thể là: Minigame, buổi livestream tung hàng, sự kiện, bài viết, video,… Lúc này là thời điểm vàng để tiết lộ một số thông tin về sản phẩm sắp ra mắt nhằm gây tò mò muốn tìm tòi cho khách hàng.
Đây cũng là giai đoạn chiếm tỷ trọng ngân sách cao nhất do phải chi tiêu để tiếp cận càng nhiều người càng tốt.
Tóm lại:
– Nhiệm vụ chính: Tạo nhận biết, lôi kéo, mời gọi khách hàng
– Các kênh marketing thường sử dụng:
Thường là các kênh trả phí – Paid Media như: TV, báo in, báo mạng, OOH, Viral video qua các kênh Facebook, Youtube, Google Ads,…
3.2. Bước 2: Giai đoạn Experience
Giai đoạn 2 – Giai đoạnExperience – Trải nghiệm: Khi người tiêu dùng mục tiêu bắt đầu tiếp cận và tò mò về sản phẩm, hành động tiếp theo họ mong muốn chính là sự trải nghiệm.
Đó cũng là cơ hội tiếp cận cho doanh nghiệp, mang trải nghiệm thực sự của sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng; tạo nên khoảnh khắc đáng nhớ, để hiện thực hóa lời hứa của thương hiệu.
Tóm lại:
– Nhiệm vụ chính: Tạo sự trải nghiệm ấn tượng
– Các kênh marketing thường sử dụng: Website/ Microsite/ Landing page, sự kiện, chương trình khuyến mãi, KOL, Influencers, talkshow, sampling (phát mẫu), tài trợ,…
3.3. Bước 3: Giai đoạn Amplification
Bước 3 – Amplification, hay còn gọi là giai đoạn lan tỏa, chính là lúc cho tất cả mọi người biết sự trải nghiệm của người tiêu dùng (giai đoạn 2) đã có đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Dễ thấy nhất, là những bài review của cá nhân trên mạng xã hội, những lượt đánh giá trực tiếp trên website.
Đối với hoạt động tung hàng được chuẩn bị quy mô, có thể là những buổi talkshow với KOLs, Influencers, các chương trình, sự kiện lớn có thể tác động với số đông nhóm khách hàng.
Tóm lại:
– Nhiệm vụ chính: Lan tỏa những thông tin trải nghiệm sản phẩm
– Các kênh marketing thường sử dụng: Website/ Microsite/ Landing page, mạng xã hội, bài PR, bài báo, KOLs, Influencers,…
4. Những hoạt động thường được tổ chức trong quy trình ra mắt sản phẩm mới
4.1. Các hoạt động thường thấy trong Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 – Giai đoạnInvitation – Thu hút sự chú ý trong quy trình tung sản phẩm mới, sẽ cần có các hoạt động mà phía doanh nghiệp nên xem xét:
- hoe post đếm ngược + hình ảnh teasing gây tò mò trên các kênh mạng xã hội
- Triển khai chương trình khuyến mãi/ trải nghiệm trước sản phẩm một cách “giới hạn”
- Những ưu đãi khi khách hàng nhấn “quan tâm”
- Các sự kiện offline quy mô, hoặc các chương trình livestream hiện nay cũng đang dần trở nên phổ biến.
- Đối với một số lĩnh vực như giáo dục hoặc tài chính ngân hàng, email marketing cũng là một hình thức quảng cáo phù hợp trong giai đoạn này. Tìm hiểu thêm qua bài viết: Email Marketing là gì? Phương pháp triển khai và Tips thực thi email marketing hiệu quả nhất
4.2. Các hoạt động thường thấy trong Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 – Giai đoạnExperience – Trải nghiệm trong quy trình tung sản phẩm mới đòi hỏi các hoạt động tạo tò mò để khách hàng có nhu cầu, mong muốn trải nghiệm sản phẩm cao, thường thấy là một số hoạt động:
- Phát mẫu sản phẩm mới
- Tổ chức sự kiện dùng thử
- Tài trợ, ủng hộ, từ thiện
- Tặng quà cho KOLs, Influencers,…
- Giveaway
- Và đừng quên chuẩn bị cho giai đoạn 3 ngay từ lúc này thông qua các hoạt động: bài cảm nhận, trải nghiệm thực tế của khách hàng, đánh giá sản phẩm dịch vụ đa nền tảng, bài review sản phẩm,…
4.3. Các hoạt động thường thấy trong Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 – Giai đoạnAmplification – Lan toả: đòi hỏi sự lâu dài về mặt thời gian hơn trong quy trình tung sản phẩm mới. Cũng vì lẽ đó, các hoạt động thường thấy trong giai đoạn này bao gồm:
- SEO/SEM các nền tảng search engine (đừng chỉ nghĩ đến Google, vì còn có nhiều hơn thế)
- Kiến tạo các nội dung dễ lan toả (thường thấy ở mảng F&B là các video hướng dẫn nấu ăn)
- Remarketing
- Lan toả thông qua KOLs và influencers
- Hãy đảm bảo Dịch vụ khách hàng và bộ câu hỏi đáp cho khách hàng (FAQs) luôn được sẵn sàng
- TVC, viral clip,… cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc khi ngân sách bạn đủ cao
- Hãy luôn đảm bảo thương hiệu của bạn được xuất hiện thường xuyên qua các events, blog, social media, ads,…
5. Ý tưởng và tips cho Quy trình tung sản phẩm mới thành công
5.1. Tập trung vào câu chuyện
Thông điệp truyền thông hay câu chuyện thương hiệu luôn là điều cần có trong một chiến dịch tung sản phẩm mới. Và việc giữ vững định hướng mọi chiến dịch marketing đều quay quanh thông điệp này rất quan trọng.
5.2. Hãy lắng nghe thị trường
Bất kỳ một sản phẩm mới tung ra thị trường, đều dựa trên nền tảng nhu cầu và vấn đề cần được giải quyết của thị trường. Chính vì lẽ đó, trước khi bắt đầu một quy trình tung sản phẩm mới, hãy ngồi xuống và phân tích thị trường thông qua những câu hỏi:
- Đâu là giai đoạn đúng để tung hàng?
- Bạn đã tiếp cận người tiêu dùng đúng kênh bán hàng chưa?
- Chiến lược bán hàng của bạn có thật sự phù hợp?
Lằn ranh giữa thành công và thất bại trong việc tung sản phẩm mới rất mong manh, đôi khi chỉ một sai lầm không ngờ đến sẽ khiến bao nhiều công sức và rất nhiều tiền bạc đổ sông đổ bể. Do đó, đừng quên lắng nghe và giải đáp thứ thị trường muốn thay vì thứ mình muốn!
5.3. Hãy thử phát động một cuộc thi
Những cuộc thi, thử thách (contest/ challenge) là điều thật dễ triển khai trong giai đoạn hiện nay, nhất là trên social media.
Việc tổ chức contest với phần quà hấp dẫn vẫn luôn là điều được nhiều thương hiệu ưa chuộng và sử dụng, nhờ nhiều lợi ích:
– Tạo sự hấp dẫn và tò mò cho khách hàng trong giai đoạn tung
– Tăng nhận thức về sản phẩm mới
– Tăng sức mạnh cho các trang mạng xã hội của thương hiệu
– Tiếp cận được nhiều đối tượng tiềm năng
5.4. Tạo ra sản phẩm hoặc cơ hội dùng thử
Những mẫu sản phẩm dùng thử mà chúng ta thường thấy nhất, chính là lĩnh vực mỹ phẩm. Những mặt hàng mới này thường được chiết xuất trong mẫu thử dung tích nhỏ, để tặng kèm hoặc bán ra thị trường với giá rẻ, tạo cơ hội trải nghiệm cho khách hàng.
Đối với việc dùng thử, cũng khá thường thấy trong ngành F&B – thực phẩm và đồ uống. Các thương hiệu sẽ thông qua việc phát mẫu (sampling), Chương trình khuyến mãi (như mua 1 tặng 1), tặng kèm sản phẩm mới, hoặc tài trợ sản phẩm.
6. Lời cuối
Việc tung sản phẩm mới luôn là điều đáng mừng đối với mọi doanh nghiệp. Chúc cho quy trình tung sản phẩm mới của bạn diễn ra trơn tru và thành công. Hãy tận dụng những tips và chiến lược được nêu trên vào chương trình của bạn vào hoạt động sắp tới để đón nhận quả ngọt ngon hơn nhé.
Chúc bạn thành công!
Và đừng quên follow mình để cập nhật kịp thời nhiều điều thú vị nhé.