Tổng hợp thuật ngữ quảng cáo truyền hình không phải Marketer nào cũng nắm vững

Thuật ngữ Quảng cáo truyền hình

Thuật ngữ Quảng cáo truyền hình – nghe tưởng chừng rất quen thuộc nhưng lại quá đổi xa lạ với xu hướng digital marketing rầm rộ hiện nay.

Đứng trước xu hướng “số hoá”, dường như những chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình đang dần ít đi, việc phải tiếp cận với những thuật ngữ này cũng trở nên khó khăn hơn.

Ở trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu những thuật ngữ quảng cáo truyền hình cơ bản nhất mà bất kỳ marketer nào cũng nên biết, để dễ dàng đọc hiểu các báo cáo truyền hình.

>>> Bạn cần tìm hiểu: Tổng hợp thuật ngữ Marketing thông dụng nhất

1. Thuật ngữ quảng cáo truyền hình là gì?

Rất đơn giản, đây là hình thức quảng cáo trên TV, truyền hình. So với báo chí hay radio, quảng cáo truyền hình cho phép bạn tiếp cận với số lượng lớn khán giả, dễ dàng cho họ biết sản phẩm dịch vụ của mình. Thông thường, quảng cáo sẽ tiếp cận người tiêu dùng vào lúc họ tập trung nhất để đảm bảo hiệu quả.

thuat ngu quang cao truyen hinh vutu digital 1
Quảng cáo truyền hình là một hình thức tiếp cận phổ biến trong thời gian dài

2. Toàn cảnh quảng cáo truyền hình tại Việt Nam

2.1. Phân chia theo khu vực địa lý

Xuyên suốt Việt Nam, chúng ta có thể chia làm 6 vùng kinh tế lớn bao gồm:

  1. Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
  2. Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh (phương án cũ không có Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên)
  3. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
  4. Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
  5. Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
  6. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: Thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Thuật ngữ quảng cáo truyền hình - VUTU Digital
Việt Nam được chia theo 6 vùng kinh tế trọng điểm để dễ quản lý, áp dụng với cả hoạt động quảng cáo truyền hình

2.2. Phân chia theo nhóm kênh truyền hình

Việt Nam có khoảng trên 220 kênh TV (không bao gồm các kênh quốc tế được cấp phép chiếu tại Việt Nam). Các kênh ngày càng được đầu tư mạnh mẽ về cả nội dung và hình thức, chương trình phát sóng để đảm bảo thu hút được nhiều đối tượng kháng thính giả xuyên suốt toàn quốc.

  • Các kênh được chia làm 3 nhóm chính gồm: Đài truyền hình quốc gia: VTV1, VTV2, VTV3,… phủ sóng cả nước.
  • Đài truyền hình địa phương của 63 tỉnh thành
  • Hơn 150 đài truyền hình cáp

Đài VTV – truyền hình quốc gia phủ sóng mạnh ở khu vực Hà Nội và miền Trung trở ra. Các kênh HTV7 & HTV9 được xem là kênh chủ lực ở TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ. THVL (truyền hình Vĩnh Long) được yêu thích nhất ở khu vực Mekong.

thuat ngu quang cao truyen hinh vutu digital 7
Hình thức quảng cáo truyền hình còn được phân chia theo cụm đài để dễ đánh giá

2.3. Quy trình đo lường trên TV

Phương pháp đo lường khán giả xem TV phổ biến hiện nay là People Meter – Phương pháp đo tự động của Kantar, giúp thu thập dữ liệu người xem TV một cách hoàn toàn tự động, thay thế cho phương pháp ghi chép nhật ký thủ công cũ.

Quy trình này được chia làm 4 bước chính:

  • Bước 1 – Chọn mẫu khảo sát: Chọn mẫu khảo sát dựa trên phân bổ dân số, tuân thủ chặt chẽ yêu cầu thống kê để có độ tin cậy cao.
  • Bước 2 – Thu thập dữ liệu: Dữ liệu xem TV được thu thập từ thiết bị đầu nối vào TV remote để thu thập hành vi xem truyền hình.
  • Bước 3 – Xử lý dữ liệu: Dữ liệu xem TV được kết hợp với thông tin từ đài truyền hình hoặc các Media Agency để mã hoá sát với thực tế nhất.
  • Bước 4 – Sử dụng: Phần mềm chuyên dụng sẽ giúp người dùng chạy ra dữ liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch & mua quảng cáo TV.
thuat ngu quang cao truyen hinh vutu digital 2
Quy trình 4 bước đo lường khán giả xem truyền hình theo công cụ People Meter của Kantar

3. Tổng hợp thuật ngữ quảng cáo truyền hình phổ biến nhất

Đối tượng mục tiêu (Target audience)

Là nhóm đối tượng mà một chiến dịch nhắm đến. Đối tượng mục tiêu được thể hiện ở khía cạnh Tuổi tác, Giới tính, Địa lý. So với quảng cáo digital, thuật ngữ quảng cáo truyền hình Target Audience khó đi vào chi tiết hơn, mà chủ yếu đánh vào hành vi chung của nhóm người trong một khu vực địa lý nhất định.

thuat ngu quang cao truyen hinh vutu digital 3
Target Audience không chỉ là một thuật ngữ quảng cáo truyền hình căn bản, mà còn phổ biến trong lĩnh vực marketing

Tổng thể (Universe)

Quy mô dân số tham chiếu – Là nhóm người đại diện cho nhóm khách hàng mục tiêu của bạn, đầy đủ các đặc tính về hành vi và địa lý.

Số mẫu (Sample size)

Số người tham gia khảo sát. (Số lượng mẫu đề xuất là ít nhất 100 người)

Rating

Là lượng khán giả trung bình xem chương trình trong một khoảng thời gian xác định

thuat ngu quang cao truyen hinh vutu digital 4
Thuật ngữ quảng cáo truyền hình Universe & Rating không còn quá xa lạ với người xem đài nói chung

GRP (Gross Rating Point)

GRP = Tổng Rtg%

– Có thể cộng GRP của các campaign khác nhau nhưng phải cùng Target audience và Thị trường

– Không thể cộng GRP giữa các campaign khi khác Target audience hay khác thị trường

thuat ngu quang cao truyen hinh vutu digital 5
Tổng rating cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của quảng cáo truyền hình

Reach

Số người xem không trùng lặp

• Reach luôn bé hơn hoặc bằng 100%

• Reach không thể tự tính toán mà phải từ kết quả đo lường của phần mềm Kantar

Frequency (OTS)

OTS – OPPORTUNITY TO SEE, hay Frequency là số lần xem trung bình mà Target audiences nhìn thấy mẫu quảng cáo trong một chiến dịch

Effective Frequency

Hay còn được gọi là Tấn suất hiệu quả: Là số lần tối thiểu mà Đối tượng mục tiêu nên nhìn thấy quảng cáo để truyền đạt được thông điệp quảng cáo một cách hiệu quả

thuat ngu quang cao truyen hinh vutu digital 6
Việc lặp đi lặp lại thông điệp quảng cáo của thương hiệu với một mức Effective Frequency xác định giúp người tiêu dùng dễ dàng ghi nhớ hơn

SOS – Share of Spend

Tỷ lệ phần trăm theo Chi tiêu quảng cáo

SOV – Share of voice

Tỷ lệ phần trăm theo GRP, thể hiện mức độ cạnh tranh hiện diện trong ngành

SOS và SOV phụ thuộc vào: 

– Mức độ đầu tư QC và chiến lược mua của Brand

– Mức độ đầu tư QC của ngành/ thị trường

PPL – Product Placement

Hay còn được gọi là Quảng cáo gián tiếp: Là phương pháp quảng cáo mà sản phẩm được đưa trực tiếp vào phim ảnh, chương trình truyền hình, video âm nhạc,… để tiếp cận người xem một cách tự nhiên nhất.

thuat ngu quang cao truyen hinh PPL
Hình thức PPL xuất phát từ Hàn Quốc và dần trở nên phổ biến hơn nhờ việc truyền thông khéo léo sản phẩm đến với người tiêu dùng

4. Một số lưu ý trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình

4.1. Thói quen xem TV

Nhóm Gen Y thích xem tin tức và phim dài tập, trong khi nhóm Gen Z thích xem show giải trí và phim lẻ. Khung giờ vàng của cả 2 nhóm đối tượng này là từ 18h – 22h. Tin tức, phim và giải trí là TOP3 thể loại chương trình được yêu thích nhất. Tuỳ từng nhóm đối tượng mà cân nhắc tỉ lệ khác nhau giữa 3 thể loại này để phù hợp thị hiếu riêng.

thuat ngu quang cao truyen hinh vutu digital 8
Về cơ bản, tỷ lệ yêu thích của Gen Z và Millennial đối với các hạng mục truyền hình có sự khác biệt rõ rệt. Do đó, tuỳ vào nhóm đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra chiến lượng

4.2. Xu hướng xem trên Smart TV

Việt Nam là nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á về độ phủ của Smart TV (hay Connected TV – CTV) với độ phủ khoảng 53%, tương tức với 25 triệu người dùng.

Bên cạnh quảng cáo TV, social media cũng là một hình thức quảng cáo ngày càng phổ biến. Tìm hiểu thêm tại: Social Media Marketing là gì? Từ chiến lược Social Marketing đến thực thi hiệu quả

5. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những thuật ngữ quảng cáo truyền hình cơ bản, giúp bạn phần nào nắm được các khái niệm và thấu hiểu hoạt động này. Hi vọng bài viết đã phần nào giúp đỡ bạn trong quá trình tiếp cận hoạt động quảng cáo truyền hình, chúc bạn và doanh nghiệp thành công!

Đừng quên follow mình để biết thêm nhiều điều thú vị nhé!

FACEBOOK – INSTAGRAM – TIKTOK

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *