Web Hosting là gì? 5 phút để HACK tất cả

Web Hosting la gi

Web hosting là gì? Chắc hẳn đây là một khái niệm bạn phải nắm trước khi quyết định mua 1 gói hosting của bất kì một nhà cung cấp nào. Tại sao vậy? Đơn giản thôi. Vốn mỗi nhà hosting đều cung cấp các gói dịch vụ Web hosting nhưng có nhiều loại khác nhau. Chính vì vậy, việc bạn nắm được mục đích và cơ cấu của mỗi loại sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí cũng như không lãng phí tài nguyên khi không dùng đến.

1. Web Hosting là gì?

Web Hosting là gì?
Web Hosting là gì?

Web hosting là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản web hoặc ứng dụng web lên Internet. Đây chính là nơi bạn lưu trữ các file và dữ liệu cần thiết để website bạn có thể chạy được. Nơi lưu trữ này bạn có thể thuê của nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Hiện tại mình đang sử dụng Hostinger và Lightsail của AWS trong gần 2 năm nay. Mình sẽ có những chia sẻ về trải nhiệm của mình ở phần cuối bài. Hãy tập trung đọc bài viết này để hiểu rõ bạn nhé!

2. Web Hosting hoạt động như thế nào?

Muốn biết được chi tiết thì bạn cần phải nắm rõ Web Hosting nằm đâu trong quá trình tạo website.

Một hình dung đơn giản, Web hosting chính là mảnh đất bạn thuê từ chủ nhà. Chủ nhà chính là nhà cung cấp hosting. Số nhà chính là domain (domain vì vậy sẽ là địa chỉ website rất dễ nhớ và dễ tìm). Có mảnh đất rồi thì căn nhà chính website của bạn; gồm các đoạn code, những file dữ liệu, hình ảnh,… 

Còn về giá thành, thông thường các nhà cung cấp (chủ nhà) sẽ có những gói cho thuê 1, 2, 3 năm. Tuy nhiên nếu tài chính bạn hạn hẹp, không muốn chi 1 khoản vài triệu một lần thì cũng có 1 chủ nhà rất dễ chịu nhưng vô cùng uy tín. Đó là AWS, họ sẽ tính tiền của bạn mỗi cuối tháng nếu bạn sử dụng dịch vụ của họ.

Hiện tại mình sử dụng Hostinger, họ sẽ có 1 trình Hostinger control panel riêng để mình sử dụng. Khi sử dụng mình cũng vô cùng bất ngờ về tính dễ xài của nó. Do vậy bạn có thể tự tin mà dùng nhé.

Ngoài ra, hostinger còn có các dịch vụ đi kèm như:

  • SSL certificates (để dùng giao thức web bảo mật https)
  • Email hosting
  • Page builders
  • Developer tools
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng (tốt nhất là sử dụng live chat)
  • Tự động backup website
  • Cài đặt một click

Phần đi kèm này sẽ bao gồm khi bạn mua chung với 1 gói hosting, có thể là tốn phí hoặc miễn phí. Thông thường phần SSL sẽ được đính kèm, bạn nên chuyển http thành https để bảo mật web được tốt hơn.

Bên cạch Hostinger mình còn sử dụng Lightsail của AWS, nếu bạn là web developer thì nên dùng loại này, vì loại này chỉ có gói VPS khá khó xài nếu bạn không biết gì về technical.

3. Các loại web hosting phổ biến nhất

web hosting la gi
Web hosting là gì? Giải thích từ A-Z cho người mới bắt đầu

Sau khi nắm rõ web hosting là gì? Cùng mình điểm qua những gói hosting phổ biến như sau:

  • Shared Hosting
  • VPS Hosting
  • WordPress Hosting
  • Dedicated Server Hosting
  • Cloud Hosting

Gói Shared hosting là thấp nhất, với không gian nhỏ nhất, rất thích hợp với những bạn mới bắt đầu xây dựng website.

Tùy vào từng nhà cung cấp mà các gói thuê hosting là khác nhau. Về cơ bản, các gói sẽ bắt đầu từ 1 năm trở đi. Nếu bạn đã sử dụng 1 gói nhưng gói không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của bạn thì bên nhà cung cấp sẽ tận tâm hỗ trợ bạn nâng cấp gói mới mà vẫn giữ nguyên cấu trúc website như ban đầu.

Thông thường các nhà cung cấp sẽ cho phép bạn có thể hoàn trả toàn bộ số tiền nếu 30 ngày sử dụng không hài lòng về dịch vụ. Đây là 1 điều rất đáng mong đợi vì nhiều khi bạn đã đăng ký nhưng vẫn không biết xài thế nào.

3.1. Shared Hosting

shared hosting
Shared HostingWeb hosting là gì?

Đây là gói phổ biến nhất được sử dụng. Bên nhà cung cấp sẽ dùng cùng 1 server và chia thành nhiều tài khoản. Cái bạn mua là 1 trong những tài khoản đó. Bạn sẽ dùng chung tài nguyên với nhiều người khác.

Do vậy, bạn sẽ bị hạn chế 1 số quyền khi điều chỉnh server.

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ
  • Thân thiện với người mới bắt đầu
  • Server được cấu hình sẵn
  • Control panel dễ sử dụng và nắm bắt
  • Nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lí và tối ưu server

Nhược điểm:

  • Truy cập đột biến từ nhiều website khác có thể ảnh hưởng đến website của bạn.
  • Hạn chế 1 số quyền cấu hình lên server. Ví dụ: bạn không có quyền root để cài thêm object cache bằng phương pháp redis hoặc memcached.

3.2. VPS Hosting

vps hosting
VPS HostingWeb hosting là gì?

VPS (Virtual Private Server) là một máy chủ ảo mà nhà cung cấp cho bạn. Điểm khác biệt so với shared hosting là bạn được dùng riêng 1 server ảo có bộ nhớ và CPU nhất định của riêng bạn.

Do vậy giá thành sẽ cao hơn shared hosting 1 chút nhưng bạn được nhiều quyền hiệu chỉnh hơn.

Ưu điểm:

  • Tài nguyên server riêng mà không cần phải mua hẳn 1 server
  • Dễ dàng nâng cấp
  • Khả năng tùy biến cao
  • Không bị ảnh hưởng bởi các website khác khi dùng chung 1 nhà cung cấp
  • Có quyền root để cấu hình được linh hoạt hơn.

Nhược điểm:

  • Khó sử dụng
  • Đắt hơn shared hosting
  • Có thể gặp sự cố nếu lưu lượng truy cấp vượt quá mức cho phép của gói bạn mua

3.3. WordPress Hosting

wordpress hosting
WordPress HostingWeb hosting là gì?

WordPress hosting chính là 1 shared hosting nhưng được tối ưu chuyên dành cho wordpress. Thông thường sẽ được cài đặt sẵn các plugin bảo mật và các plugin caching (plugin dùng để tăng tốc độ tải trang). Vì là 1 hosting chuyên dụng cho wordpress nên quá trình cài đặt, vận hàng sẽ dễ dàng hơn nữa. Tuy vậy, mức giá của gói này sẽ đắt hơn shared hosting nhưng cũng rất đáng cân nhắc và lựa chọn.

Ưu điểm:

  • Giá thành thấp, hơi nhỉnh hơn gói shared hosting
  • Hiệu năng tốt vì được tối ưu theo wordpress
  • Vô cùng dễ sử dụng
  • Có đội ngũ chuyên về wordpress hỗ trợ
  • Được cài đặt một số theme và plugin cơ bản

Nhược điểm:

  • Đặc thù cho wordpress nên không dùng được nếu bạn đang hướng đến những CMS khác như Drupal

3.4. Dedicated Hosting

dedicated hosting
Dedicated Hosting

Dedicated hosting là một server vật lý dành riêng cho bạn, bạn được toàn quyền điều chỉnh theo như ý bạn muốn. Toàn quyền ở đây tức là bạn có thể toàn quyền chọn hệ điều hành, chọn phần mềm sử dụng cũng như cài đặt môi trường hosting riêng cho bạn.

Ưu điểm:

  • Đáng tin cậy
  • Quyền truy cập root
  • Bảo mật cao

Nhược điểm:

  • Giá cao
  • Cần kiến thức IT

3.5. Cloud Hosting

cloud hosting
Cloud Hosting

Cloud Hosting là các bộ server do các nhà cung cấp quản lí. Điểm nổi bật nhất của cloud hosting là không có thời gian down time vì nhà cung cấp sẽ phân phối các file và dữ liệu của bạn trên nhiều server khác nhau trong cluster server (1 cụm). Chính vì vậy, nếu có bất kì vấn đề về traffic cũng như bị tắc nghẽn truy cấp, hệ thống sẽ tự động phân phối dữ liệu qua những server khác và trả về kết quả cho trình duyệt.

Thông thường ứng dụng của loại hosting này dùng cho các ứng dụng web ngân hàng, web ecommerce có lượng tương tác người dùng lớn, thanh toán tiền tệ trực tiếp trên website. Vì nếu bị tắc nghẽn, lượng tiền không được luân chuyển sẽ gây nên các hậu quả nghiêm trọng.

Ưu điểm:

  • Thanh toán tùy theo mức dộ sử dụng
  • Không có down time
  • Tài nguyên được phân phối tùy nhu cầu

Nhược điểm:

  • Khó quản lý chi phí
  • Không có quyền root

4. Các tính năng cần lưu ý khi mua web hosting là gì?

Mặc dù mình đã điểm qua từng ưu và nhược điểm của từng loại hosting nhưng bạn cũng phải biết được các thông số cơ bản để tự biết và chọn cho mình 1 loại hosting có cấu hình đúng với nhu cầu.

4.1. Tốc độ

toc do hosting
Tốc độ của Hosting – Web hosting là gì?

Tốc độ tải trang chính là khoảng thời gian từ khi người dùng truy cập vào website đến khi kết quả trang web được trả về hoàn toàn. Một khoảng thời gian lý tưởng của công việc này là từ 3 đến 5s sẽ đảm bảo được trải nghiệm người dùng được thông suốt nhất.

Tốc độ tải trang của shared hosting thông thường sẽ chậm hơn VPS. Ở Việt Nam, bạn nên đặt server ở Singapore hoặc ở Nhật Bản.

Một mẹo nhỏ đó chính là bạn nên chọn server ở Nhật. Tại vì sao? Vì thứ nhất bên Nhật có múi giờ lệch so với Việt Nam 2h, do vậy nên bạn sẽ tránh được khung giờ cao điểm với lượng truy cấp lớn từ những website khác của cùng 1 nhà cung cấp. Thứ 2 chính là có quá nhiều người Việt Nam đã đặt server ở Singapore do vậy nên thường xảy ra nghẽn traffic ngoài ý muốn. Mình đã đặt server ở 2 nơi trong cùng 1 năm sử dụng và rút ra được kinh nghiệm trên.

4.2. Dung lượng

dung luong hosting
Dung lượng của Hosting – Web hosting là gì?

Dung lượng hosting chính là disk space. Website có dữ liệu càng nhiều thì cần càng nhiều dung lượng để lưu trữ. Đặc biệt dữ liệu này có thể là ảnh, video nên bạn có thể cân nhắc sử dụng sau cho phù hợp.

4.3. Băng thông

bang thong hosting
Băng thông của Hosting – Web hosting là gì?

Băng thông chính là lượng dữ liệu trao đổi giữa website và trình duyệt người dùng trong vòng 1 tháng. Nếu bạn có 1 file tải lên server có kích thước 2MB. Trong 1 tháng có 100 người tải file đó về trình duyệt thì sẽ ngốn 200MB. 

Chính vì vậy, hãy lưu ý băng thông cho phép và ước lượng số người dùng của bạn cho thật phù hợp.

4.4. Khả năng chịu tải

kha nang chiu tai hosting
Khả năng chịu tải của Hosting – Web hosting là gì?

Khả năng chịu tải là khả năng chấp nhận số người online truy cập vào website trong cùng 1 thời điểm.

Một website có 1000 người truy cập 1 lúc sẽ rất khác với 1 website có 10.000 người truy cập cùng 1 lúc. Chính vì vậy, khả năng chịu tải là một yếu tố quan trọng mà bạn phải hết sức lưu ý khi chọn mua hosting.

4.5. Mức độ hỗ trợ khách hàng

cham soc khach hang hosting
Mức độ hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp Hosting – Web hosting là gì?

Nếu bạn là người mới bắt đầu thì bạn rất cần một đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ xuyên suốt. Vì sao vậy? Thật ra, tất cả những khái niệm về hosting, CPU, RAM, băng thông, database,… còn quá mới với bạn. Do vậy điều này là vô cùng cần thiết.

Nếu bạn là người chuyên về kỹ thuật thì việc quản lý sẽ khá dễ dàng. Tuy vậy vẫn nên cần 1 người hỗ trợ nếu xảy ra những vấn đề ngoài mong muốn.

5. Sự khác biệt giữa tên miền và web hosting là gì?

su khac nhau giua domain va hosting
Sự khác biệt giữa tên miền và web hosting là gì?

Phần web hosting hoạt động như thế nào mình đã có những chia sẻ khá đầy đủ về hosting, domain, website. Tuy vậy mình lại nhấn mạnh sự khác nhau này một lần nữa vì rất rất nhiều người nhầm lẫn về 2 khái niệm này.

Tên miền chính là điểm khởi đầu vô cùng quan trọng. Bạn phải đặt một tên miền thật chỉnh chủ, dễ mở rộng khi viết content, phải thật phù hợp với các chuyên mục, các sản phẩm cũng như với giấy phép kinh doanh bạn đăng ký. Việc đăng ký và gia hạn domain sẽ là riêng biệt so với hosting. Thông thường sẽ tốn bạn 210k đến 350k 1 năm.

Hiện tại Vutudigital.com tính đến nay đã 1 tuổi và sắp được gia hạn. Phần hosting hiện tại được ở dụng là dịch vụ Lightsail của AWS.

6. Tạm kết

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu Web Hosting là gì? Web hosting có gì khác so với tên miền (domain name).

À ở phần đầu mình có nói sẽ chia sẻ 1 chút trải nghiệm khi sử dụng cả 2 loại hosting của 2 nhà cung cấp Hostinger và Lightsail của AWS.

Về Hostinger mình đã sử dụng được 2 tháng với gói company shared hosting, thấy khá ổn, việc cài đặt dễ dàng, thanh toán 4 năm luôn nên mình không quan tâm đến việc gia hạn lắm.

Về Lightsail của AWS mình đã sử dụng được 1 năm rưỡi. Mình được miễn phí năm đầu tiên sử dụng nên khá thoải mái. Sau đó, mình chi 1 tháng 70k cho web trả đều đặn đầu tháng, tốc độ tải trang nhanh, 1 tháng bị down 1-2 lần con server ở bên Sin. Do vậy nếu bạn cân nhắc sử dụng nên dùng bên Nhật nhé!

Nếu bạn đã nắm rõ về web hosting là gì thì hãy xem ngay bài: Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết nhất

Hãy cố gắng học tập mỗi ngày để cùng VUTU nâng cao khả năng nhé!

Bài viết có sử dụng tài liệu từ: webhostingsecretrevealed

Tìm kiếm giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp bạn? Liên hệ ngay VUTU DIGITAL qua:

Hotline: 070-232-5050 hoặc 096-597-3214

Email: vutudigital@gmail.com

Facebook: FB.com/vutu.digital

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *