5 xu hướng marketing 2023 có thể sẽ không còn tồn tại nữa

XU-HUONG-MARKETING-202305 xu hướng marketing "không còn hot" trong năm 2023

Xu hướng marketing 2023 luôn được nhiều “dân ngành” dự đoán khi năm mới bước qua. Sau đại dịch toàn thế giới, kỷ nguyên số bùng nổ chưa từng thấy, kéo theo hoạt động marketing với nhiều xu hướng tiếp cận hấp dẫn. Thế nhưng, “cuộc vui” nào cũng phải tàn, trong năm 2023, có khả năng top 5 xu hướng marketing sau sẽ khó có thể gặp lại lần nữa.

XU-HUONG-MARKETING-2023
05 xu hướng marketing “không còn hot” trong năm 2023

1. “Lời chứng thực” của người nổi tiếng trên mạng xã hội

Đã có bao giờ bạn nhìn thấy một bài viết quảng cáo của một người nổi tiếng trên trang cá nhân facebook hoặc instagram, tiktok, và đặt câu hỏi: “Liệu họ có thật sự sử dụng sản phẩm này?”.

Xu hướng sử dụng người nổi tiếng (celebrities), người có sức ảnh hưởng (influencers) nói về sản phẩm là một xu hướng truyền thông được ưa chuộng trong khoảng 2 năm trở lại đây, và thực sự bùng nổ khi tiktok thành công có lượng người dùng mới tăng vọt. Cũng chính nhờ đó, việc trở thành người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

XU-HUONG-MARKETING-2023-1
Xu hướng marketing 2023 đầu tiên sẽ không còn được ưa chuộng chính là quảng cáo thông qua người nổi tiếng

Nhiều người thường có xu hướng chọn mua sản phẩm theo người có sức ảnh hưởng lớn, nhưng cũng chính vì việc trở thành “influencers” hiện nay đã đơn giản hơn, khiến lòng tin người tiêu dùng vào những bài viết, video giới thiệu sản phẩm giảm sút đáng kể.

Báo cáo cho thấy, lòng tin của người tiêu dùng vào Người nổi tiếng đang dần giảm xuống, chỉ có 44% tổng số Gen-Z được khảo sát chọn việc “tin tưởng”. Con số này càng thấp hơn ở thế hệ millennials (>25 tuổi) là 38%.

Tuy nhiên, đa số người dùng vẫn có xu hướng lựa chọn sản phẩm dựa vào lời khuyên; và điều ngạc nhiên là, tỷ lệ người trẻ tin tưởng vào những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng của mình (micro-influencers) hơn là bộ phận người nổi tiếng, chiếm tỷ lệ 56%.

2. Những bức ảnh được chọn lọc kỹ càng trên Instagram

Chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm với những profile đẹp đẽ, những bức ảnh được chỉnh sửa tỉ mỉ, những layout chỉn chu trên instagram.

Nhưng xu hướng ấy hiện tại không còn được ưa chuộng nữa. Người tiêu dùng hiện tại đang có những nhận định trái chiều khi một thương hiệu cho ra đời những bức ảnh, tài liệu quảng cáo quá thẩm mỹ và không thân thiện – tạo cảm giác xa cách, thiếu thiện cảm, không chân thật trong việc chụp ảnh sản phẩm.

Một rào cản khác, chỉnh là việc đảm bảo tính thẩm mỹ liền mạch trên instagram sẽ gây áp lực và ngăn sự sáng tạo về nội dung của thương hiệu.

Không phải ngẫu nhiên mà Tiktok trở nên được ưa chuộng, bởi những clip, video được quay thể hiện tính chân thật nhiều hơn những bức ảnh đơn thuần.

XU-HUONG-MARKETING-2023-instagram
Một sự “đón đầu” của thương hiệu mỹ phẩm Glossier để minh chứng cho sự mai một này trong xu hướng marketing 2023

3. Phòng trò chuyện bằng âm thanh

Các ứng dụng trò chuyện như Clubhouse và Twitter spaces ngày càng phổ biến trong thời kỳ đại dịch bởi sự tiện nghi về mặt kết nối giữa người với người trong giai đoạn cách ly toàn dân. Hậu đại dịch, xu hướng quảng cáo này đã không còn mấy hấp dẫn do thời lượng người dùng đã giảm xuống. Khoảng 29% các nhà tiếp thị đã lên kế hoạch ngừng đầu tư vào năm 2023.

Trên thực tế, sức hút của các phòng trò chuyện âm thanh đã sụt giảm, nhất là với giới trẻ. Theo khảo sát, chỉ có khoảng 7% Gen Z thích dùng dịch vụ với nhu cầu tìm kiếm thương hiệu, sản phẩm mới, chỉ có khoảng 14% Gen Z truy cập twitter trong 3 tháng đầu năm 2023.

4. Long-form videos trên mạng xã hội

Trái ngược với sức hút bùng nổ của short-form videos, long-form (các video có định dạng nội dung dài hơi trên 10 phút) không còn mấy hấp dẫn với người dùng. Có đến 96% các nhà tiếp thị cho biết rằng, họ chỉ làm những nội dung video ngắn dưới 10 phút (Theo Hubspots Blog Research).

Dĩ nhiên, các video nội dung dài vẫn có một chỗ đứng nhất định với vai trò truyền đạt thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, thách thức đối với định dạng này chính là làm thế nào để níu chân người dùng xuyên suốt quá trình diễn ra, nhất là trên mạng xã hội – nơi tổng hợp rất nhiều nội dung và có thời gian tiêu thụ trung bình cho mỗi nội dung cực kì thấp.

XU-HUONG-MARKETING-2023-2
Dưới “chiến thắng áp đảo” của short-form video, long-form dự kiến sẽ khó cạnh tranh lại trong xu hướng marketing 2023

5. Quảng cáo trong thế giới ảo

Sau khi tổng công ty của Facebook chính thức đổi tên thành Meta (Viết tắt của Metaverse – vũ trụ ảo, tưởng chừng như hoạt động marketing trên thế giới ảo sẽ bước sang trang mới, nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều các vấn đề xoay quanh níu chân sự cải cách này.

Về bản chất, marketing là chuỗi hoạt động trải nghiệm – đây cũng là yếu tố mà Meta tập trung khai thác và giáo dục khách hàng trong việc sử dụng, tuy nhiên chính điều này cũng gây ra phản tác dụng bởi loại “trải nghiệm” mà người tiêu dùng ở đây muốn cảm nhận được một cách chân thực và thực tế.

Có đến 29% các nhà tiếp thị dự tính dừng chiến dịch marketing trên vũ trụ ảo vào năm 2023, trong khi đó, cũng có hơn 27% người dừng việc tiếp thị qua VR và AR. Theo đó, những lý do chính khiến họ từ bỏ là do ngân sách đầu tư phần cứng quá cao như thiết bị VR & AR, phần mềm hỗ trợ hiện nay chưa được mượt mà và thoải mái. Đó cũng là những minh chứng rõ ràng nhất chứng minh xu hướng này hiện tại vẫn chưa thích hợp để đi vào khai thác thực tế.

XU-HUONG-MARKETING-2023-3-1
Meta marketing từng là một hiện tượng thu hút, nhưng trong xu hướng marketing 2023, đây vẫn chưa được coi là kênh phát triển tập trung của nhiều thương hiệu lớn

6. Vậy đâu là xu hướng marketing 2023 phù hợp với thương hiệu?

Theo báo cáo của Hubspot vào cuối năm 2022, các xu hướng về quảng cáo sau đã thực sự gia tăng bùng nổ và nhiều khả năng sẽ còn được ưa chuộng trong năm 2023.

XU-HUONG-MARKETING-2023-6
TOP 5 xu hướng marketing 2023 khả thi sẽ nối tiếp từ 2022

Bên cạnh việc tận dụng các xu hướng marketing 2023, bạn còn cần lưu ý về bản chất của hoạt động marketing chính là giải quyết được vấn đề của người tiêu dùng và tiếp cận họ tại nơi họ muốn tìm kiếm thấy bạn, và có kế hoạch chuyển đổi thành doanh thu một cách hợp lý:

Trong năm 2022, bên cạnh việc biết chính xác mình muốn gì, cần thương hiệu gì và truy cập trực tiếp vào website, thì lượt truy cập nhờ SEO (organic search – truy cập tự nhiên) và Social là 2 kênh chuyển đổi phổ biến.

image 1

Bên cạnh đó, các hình thức quảng cáo trả phí chỉ chiếm khoảng 21% so với lượng tiếp cận tổng.

Việc xác định được đâu là kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng chủ đạo nhất của doanh nghiệp sẽ giúp bạn quyết định được đâu là nơi cần tập trung nguồn lực để thực hiện hoá chiến lược marketing.

>>> Đọc thêm: Tổng hợp các kênh Marketing Online và Marketing Offline hiệu quả không thể bỏ qua

Dù thế nào đi nữa, “trends” vẫn luôn là một điều khó có thể đoán trước một cách chính xác, điều chúng ta cần làm vẫn là xây dựng được sản phẩm giải quyết được nhu cầu của khách hàng và có chiến lượng xây dựng thương hiệu bền vững để có thể đối đầu và bắt kịp xu hướng bất kì lúc nào.

Theo: Hubspot Blog

Tổng hợp & biên tập: Anh Tú

By Salliez

Heyyy, mình là Salliez! Đây là nơi mình chia sẻ hành trình nhảy ngành đầy sóng gió sang cái nghề nghề "làm dâu thời đại mới": MARKETING. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp bạn tìm được thêm nhiều góc nhìn thú vị và có ích cho công việc làm ngành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *