Để sản phẩm dịch vụ của thương hiệu thành công tiếp cận khách hàng và ghi dấu ấn quan trọng, các chiến lược thực hiện hoạt động ATL và BTL là không thể thiếu.
Khi đó những câu hỏi xoay quanh việc ATL là gì thường được xuất hiện. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Trước đó, bạn có thể tìm hiểu hoạt động BTL marketing qua bài viết: BTL là gì? Những hoạt động Below The Line trong marketing thường gặp
Mục lục
1. ATL là gì?
Tiếp thị ATL (ATL marketing) là viết tắt của cụm từ Above The Line, đây là hình thức xây dựng thương hiệu, tập trung hoạt động marketing thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Hình thức marketing vận dụng các hoạt động tiếp thị trực tuyến (hay online) để xây dựng mối liên kết và giao thiệp giữa người tiêu dùng vào doanh nghiệp.
2. Hình thức triển khai ATL là gì?
Khái niệm ATL đã có từ lâu, đi theo dòng thời gian và sự phát triển vượt trội của công nghệ, các hình thức ATL ngày càng trở nên đa dạng và hiện đại hơn.
Vậy các hình thức phổ biến khi triển khai ATL là gì? Những phương tiện truyền thông mang tính nền tảng thường được sử dụng trong hoạt động ATL bao gồm:
- Quảng cáo truyền hình: Là nền tảng quảng cáo mang tính nền tảng, quảng cáo truyền hình hiện vẫn được ưa chuộng và đang có xu hướng số hóa (tận dụng thế mạnh của internet để triển khai hình thức Smart TV).
Nhờ vào khả năng kết hợp hình ảnh & âm thanh sống động với độ uy tín cao, quảng cáo truyền hình là kênh tiếp cận lượng lớn khán giả.
Nắm bắt các khái niệm trong quảng cáo truyền hình qua bài viết: Tổng hợp thuật ngữ quảng cáo truyền hình không phải Marketer nào cũng nắm vững
- Quảng cáo internet: Thông quan mạng internet để đưa quảng cáo đến người tiêu dùng, bao gồm nhưng không giới hạn các hình thức như: Quảng cáo mạng xã hội, quảng cáo hiển thị, trên công cụ tìm kiếm (SEO – SEM),…
- Quảng cáo thông qua người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng
- Quảng cáo ngoài trời (OOH hay Out-Of-Home)
- Các hình thức quảng cáo khác như: Báo chí (Ấn phẩm & báo mạng), Audio (Quảng cáo âm thanh trên các nền tảng nghe nhạc hoặc qua đài Radio),…
Bạn có thể đọc qua bài viết để nắm thêm các hình thức marketing online và offline hỗ trợ thương hiệu: Tổng hợp các kênh Marketing Online và Marketing Offline hiệu quả không thể bỏ qua
3. Đối tượng của hoạt động truyền thông ATL
Khác với hình thức marketing BTL (thường marketing ở nhóm nhỏ), các hoạt động ATL thường nhóm vào đối tượng đại chúng với khối lượng lớn người tiêu dùng để gia tăng độ nhận biết của thương hiệu cũng như nhắc nhớ thương hiệu đến người tiêu dùng.
4. Các chỉ số đo lường hoạt động ATL là gì?
Khác với BTL, hoạt động ATL trải dài trên nhiều nền tảng và liên tục thay đổi. Với hoạt động ATL, mỗi nền tảng quảng cáo sẽ sở hữu những chỉ số khác nhau để đánh giá sự thành công của chiến dịch.
Thông thường, việc đánh giá chiến dịch ATL có hiệu quả hay không sẽ quy về các chỉ số chính gồm:
- Số lượng người quảng cáo tiếp cận (User Reach): Chỉ số giúp đánh giá số lượng người tiếp cận được với quảng cáo giúp thương hiệu ước lượng được độ phủ sóng của thông điệp chiến dịch.
- Số lượt hiển thị (Impression): Thông thường, một người có thể tiếp cận với quảng cáo của thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau từ OOH đến cách trang mạng xã hội, kênh báo chí,… Số lượt hiển thị trên các kênh giúp nhà quảng cáo ước lượng được
- Tần suất hiển thị quảng cáo (Frequency): Thường được tính theo hình thức Impression/ User Reach. Giúp đo lường được tần suất mà một khách hàng được tiếp cận quảng cáo của thương hiệu trên chính nền tảng đó.
- Lượng tương tác, phản hồi từ khách hàng (Engagement): Tùy theo nền tảng sẽ được tính khác nhau, phổ biến nhất là các chỉ số về Reaction (Thả tim, Like, Thả cảm xúc,…); Chia sẻ (Share); Lượt xem hết quảng cáo (6s, 15s, 30s); Lượt click vào quảng cáo (có thể dẫn đến trang mua hàng để chuyển đổi trực tiếp)…
5. Nên sử dụng ATL hay BTL?
Việc sử dụng ATL hay BTL trong chiến dịch Marketing còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến mục tiêu chiến dịch, khách hàng và cả ngân sách.
Mỗi hình thức đều sở hữu ưu điểm riêng để đáp ứng được nhu cầu triển khai của thương hiệu.
Việc sử dụng ATL sẽ phù hợp với việc tiếp cận lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn để gia tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như nhắc nhớ thương hiệu đến khách hàng.
Còn đối với BTL, khi doanh nghiệp có nhu cầu tăng cường chuyển đổi từ “biết” đến “mua” hàng và sử dụng, thậm chí là chia sẻ và giới thiệu nó đến bạn bè người thân, thì đây là hoạt động cần thiết.
Thông thường, đối với các chiến dịch có quy mô lớn hoặc chiến dịch tung mới sản phẩm, việc kết hợp cả ATL và BTL sẽ phổ biến hơn.
Hi vọng bài viết đã phần nào giải đáp được cho bạn những câu hỏi đề ra khi nghĩ về ATL là gì.
Tìm kiếm giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp bạn? Liên hệ ngay VUTU DIGITAL qua:
- Hotline: 070-232-5050
- Email: vutudigital@gmail.com
- Facebook: FB.com/vutu.digital