Thị trường đồ uống Việt Nam nhộn nhịp không thua kém các quốc gia khác trên thế giới khi ngày càng nhiều các nhãn hàng nước ngoài hội nhập. Cùng điểm qua Báo cáo thị trường đồ uống Việt Nam 2024: Xu hướng & cơ hội, được thực hiện bởi Kantar trong bài viết sau.
Mục lục
Những câu hỏi bạn sẽ được trả lời sau khi đọc báo cáo này
- Làm sao tôi có thể hiện diện nhiều hơn trong những dịp quan trọng?
- Tôi nên tập trung vào động lực nào để thu hút nhiều khách hàng hơn?
- Khách hàng mục tiêu của tôi là ai và họ còn uống gì khác?
- Họ uống các loại thức uống bao nhiêu lần trong một tuần? Vào thời điểm nào?
- Tôi nên tập trung vào kênh tiêu dùng và mua sắm nào để dành được nhiều cơ hội hơn?
Tổng quan thị trường đồ uống Việt Nam 2024
Trong khi thói quen sử dụng đồ uống không cồn nói chung của người tiêu dùng Việt Nam vẫn không thay đổi so với 2 năm trước, thì sự lựa chọn đồ uống trong từng danh mục lại cho thấy những thay đổi năng động.
Trà, cà phê và đồ uống dinh dưỡng tiếp tục là những mặt hàng được lựa chọn hàng đầu với thị phần ổn định theo thời gian.
Trà vẫn là thức uống dẫn đầu trong nhóm thức uống được tiêu thụ dù có sự giảm nhẹ từ 2022 đến 2024 (28%). Cà phê vẫn là thức uống được ưa chuộng của người Việt với 13%.
Thức uống dinh dưỡng có sự chuyển dịch đáng kể khi thị phần về ngành thức uống từ hạt RNGS tăng trưởng (nhóm Rice – Nuts – Grains – Seeds) làm giảm thị phần của sữa đậu nành xuống.
Thức uống năng lượng (Energy Drink) có sự tăng trưởng về dịp sử dụng từ 8% vào 2022 lên 10% vào 2024.
Thưởng thức theo vùng
Người tiêu dùng Việt Nam trên khắp cả nước đều ưa thích thưởng thức trà lá rời, đặc biệt là đối với người tiêu dùng Miền Bắc. Tuy nhiên, khi chúng ta đi dần vào miền nam là sự tăng trưởng đa dạng hơn của các món đồ uống khác nhau.
Người Miền Nam tiêu thụ nước uống đóng chai chỉ đứng sau trà, đặc biệt tiêu thụ mạnh về cà phê.
Nơi thưởng thức
Người tiêu dùng nông thôn yêu thích sử dụng thức uống tại nhà, trong khi dân thành thị lại thích thưởng thức đồ uống bên ngoài hơn so với năm 2022.
Loại đồ uống ưa thích
- Uống tại nhà
Xếp hạng loại đồ uống ưa thích tại nhà của người tiêu dùng được phân chia theo Thành Thị – Nông thôn.
Cả người tiêu dùng Thành Thị & Nông thôn đều gia tăng lượt sử dụng nước uống đóng chai tại nhà và có sự giảm sút nhất định đối với ngành sữa nước.
- Uống bên ngoài
Người tiêu dùng vẫn yêu thích việc ra ngoài thưởng thức trà và cà phê, trong khi nhóm cà phê (RTS Coffee) không có sự thay đổi thì nhóm Trà (RTS Tea) có sự tăng trưởng ở cả Thành Thị (+2) và Nông thôn (+3)
(*) RTS: Ready-To-Serve – Đồ uống được phục vụ
Đồ uống trở nên ngon hơn với topping
Số liệu được thống kê đối với các dịp uống ở bên ngoài nhà, tại 4 thành phố chính cho thấy, trung bình người Việt Nam thường gọi thêm 2 loại topping trong mỗi dịp uống. Đa số lựa chọn trân châu khi uống trà sữa (chiếm 71,7%) và trái cây thêm khi uống trà (20%).
Thương hiệu của bạn đang đáp ứng được nhu cầu nào?
Hai động lực chính khi tiêu thụ đồ uống là (1) Giải khát & Làm mát; (2) Theo thói quen, hai động lực này chiếm gần một nửa tổng số lần tiêu thụ.
Tuy nhiên, “Kết nối cảm xúc”, “Sở thích về hương vị”, và các “Lợi ích liên quan đến sức khỏe” cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn đồ uống.
Phục vụ người tiêu dùng hiện đại
Khi nhu cầu về sức khỏe và tinh thần của người tiêu dùng ngày càng quan trọng và phức tạp hơn, các thương hiệu phải thích ứng và đổi mới để giải quyết những mối quan tâm ngày càng tăng của khách hàng.
Tỷ lệ thâm nhập – RTS Tea
Đối với Nhóm thức uống – Trà được phục vụ (RTS Tea) tại 4 thành phố chính, nhóm đồ uống này hướng đến những người trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm 25-34, RTS Tea chủ yếu được lựa chọn để uống cùng mọi người (bạn bè đồng nghiệp hoặc với các thành viên trong gia đình).
Dịp uống & nơi sử dụng RTS Tea
RTS Tea thường được mua thông qua các quán trà, cà phê & các tiệm bán hàng rong (quy mô nhỏ) để tiêu thụ trực tiếp tại chỗ, bên cạnh đó, thức uống này còn được mua qua các app đặt hàng trực tuyến – Tiêu dùng mang đi.
RTS Tea thường được sử dụng vào buổi trưa và tối với các lý do hàng đầu để sử dụng RTS Tea là giải khát, làm mát, giải nhiệt và uống để giải trí, thư giãn.
Tổng kết về thị trường đồ uống Việt Nam 2024
Hi vọng thông qua bài viết tổng quan về thị trường đồ uống Việt Nam này, bạn và doanh nghiệp đã phần nào trả lời được những câu hỏi về thói quen sử dụng của khách hàng mục tiêu, các động lực giúp thu hút nhiều khách hàng hơn, đâu là kênh mà người bán nên tập trung để thu hút,…
Theo: Kantar
Những báo cáo hữu ích cho bạn:
- Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024 – Theo Kantar
- Kantar Brand Footprint Việt Nam 2024 – Giải mã lựa chọn thương hiệu ở Việt Nam
- Tổng quan thị trường FMCG Việt Nam và Châu Á – Quý 2/2024 – Theo Kantar
Liên hệ VUTU Digital ngay hôm nay để được tư vấn phương án phát triển doanh nghiệp trên Google theo một lộ trình dài hạn!
- Hotline: 070-232-5050
- Email: vutudigital@gmail.com
- Facebook: FB.com/vutu.digital