Mỗi sắc màu đều có một ý nghĩa của màu sắc riêng, và khi áp dụng từng loại màu, sắc, độ vào thiết kế một cách linh hoạt, chúng sẽ giúp bạn bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc và mang lại “câu chuyện” trong từng hình ảnh đa dạng hơn bao giờ hết. Vậy ý nghĩa màu sắc trong thiết kế là gì? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Mục lục
1. Một số khái niệm cơ bản – Màu, Sắc, Độ
- Màu: Màu sắc được xem như là “con đẻ” của ánh sáng. Theo như vật lý học, màu sắc chính là hiển hiện của ánh sáng.
- Sắc: Là độ đậm hay nhạc của một màu nào đó.
- Độ: Là độ sáng hoặc tối của một màu nào đó.
2. Tone màu, Gam màu
2.1. Tone
Tone màu là màu sắc chủ đạo trong thiết kế. Tone màu thường được chia làm hai loại, là Tone màu theo sắc: Nóng, Ấm, Mát, Lạnh; và Tone màu theo độ: Sáng, Tươi, Nhạt, Sậm.
2.1.1. Tone màu theo sắc:
- Nóng: Tone màu nóng bao gồm dãi màu đỏ, vàng, cam, nâu và tím. Màu nóng tự phản chiếu và thu hút sự chú ý, do đó thường được dùng trong các ấn phẩm yêu cầu sự nổi bật, thu hút ánh mắt người nhìn. Màu nóng thường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, tác động đến thần kinh, chứa đựng sự lôi cuốn và hấp dẫn sự chú ý của nhiều người hơn.
- Ấm: Màu ấm được sinh ra từ sự kết hợp giữa màu vàng và đỏ, tùy theo mức độ pha trộn giữa hai màu mà chúng ta sẽ có được những dạng màu ấm khác nhau. Màu ấm mang lại cảm giác trẻ trung năng động, ấm cúng, gần gũi; và đôi khi cũng bộc lộ sự nguy hiểm, căng thẳng, mệt mỏi.
- Mát: Là dải màu nằm giữa vàng và lam, màu mát mang lại cảm giác tự nhiên nhẹ nhàng của lá cây, sự thanh thoát từ thiên nhiên và môi trường xanh đẹp.
- Lạnh: Những màu lạnh bao gồm lục, lam, chàm. Màu lạnh thường tạo cảm giác tươi mát, nhẹ nhàng và bình yên, an toàn.
2.1.2. Tone màu theo độ:
- Sáng: Chứa tính nhẹ nhàng, trong sáng, màu sáng mang lại cảm giác trong suốt như thủy tinh nhưng vẫn phải chứa đựng sắc thái màu trong đó. Màu sáng giúp mang lại cảm giác thoải mái, thư thả.
- Tươi: Là màu tổng hợp độ tinh khiết của màu sắc và gần như không có sự pha trộn xám đén trong đó. Màu tươi mang lại cảm giác chói lọi và sặc sỡ giúp tạo sự chú ý, sự phất khởi, vui tươi.
- Nhạt: Chứa tỷ lệ màu trắng cao, tạo nên chút mơ hồ và mềm mại, lãng mạng. Màu nhạt mang lại cảm giác trang nhã, sang trọng nên thường được ứng dụng cao trong ngành nội thất.
- Sậm: Là những màu chứa màu đen cao khi phối màu. Màu sậm gây cảm giác thu gọn không gian, mang lại sự ảm đạm và có chút buồn tẻ. Trong những thiết kế tinh xảo, màu sậm mang lại tính nghiêm trang và đứng đắn, sang trọng.
2.2. Gam: Tương quan giữa các màu trong thiết kế.
Bảng phân loại độ tương phản:
- Đen trên nền vàng
- Xanh lá trên nền trắng
- Xanh dương trên nền trắng
- Trắng trên nền xanh dương
- Đen trên nền trắng
- Vàng trên nền đen
- Trắng trên nền đỏ
- Trắng trên nền xanh lá
- Trắng trên nền đen
- Đỏ trên nền vàng
- Xanh lá trên nền đỏ
- Đỏ trên nền xanh lá
3. Vai trò của màu sắc trong thiết kế
Màu sắc chịu trách nhiệm trong việc nhận diện thương hiệu nói chung và đảm bảo tính thẩm mỹ của thiết kế nói riêng. Đa phần những người mua hàng đều sẽ tập trung vào tổng thể vẻ bề ngoài trước khi quyết định thực hiện bước tiếp theo là nhìn vào thông tin sản phẩm.
Màu sắc ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về thương hiệu, do đó, hãy đảm bảo rằng mọi thiết kế của doanh nghiệp bạn đều được đảm bảo về mặt chỉnh chu và hòa hợp, đẹp mắt nhất có thể và vận dụng ý nghĩa màu sắc đúng, phù hợp.
Vậy màu sắc của logo nói lên điều gì về thương hiệu?
Màu sắc trong xây dựng thương hiệu rất quan trọng, bởi vì phản ứng của chúng ta đối với một màu sắc nhất định là tổng hợp của kinh nghiệm sống cũng như sự liên tưởng của bản thân.
Ví dụ, nếu bạn đối diện với một câu hỏi: “Khi nhắc đến các thương hiệu thức ăn nhanh, bạn sẽ nghĩ đến màu sắc nào” – Câu trả lời chắc chắn sẽ là MÀU ĐỎ. Hoặc đối với một thương hiệu rau củ quả, chuyên về việc cung cấp mặc hàng sạch, tốt cho sức khỏe, thì hẳn MÀU XANH LÁ sẽ là liên tưởng đầu tiên của bạn đúng không?
Do đó khi lựa chọn màu sắc cho thương hiệu của bạn, hãy dựa vào điều mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng.
4. Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế
4.1. Màu đỏ – Red
Màu đỏ thường tượng trưng cho sự mạnh mẽ, nóng bỏng, gấp gáp, sự quyết tâm như hình tượng của lửa; hay biểu tượng cho sự đe dọa, nguy hiểm, sự hi sinh, quyền lực như hình tượng của máu.
Đối với thiết kế logo, màu đỏ là màu sắc năng động, màu đỏ được xem là màu thu hút sự chú ý của mọi người nhất. Trong thiết kế logo, ít khi chúng ta bắt gặp màu đỏ thuần. Thay vào đó, chúng ta thường có xu hướng bắt gặp sự pha trộn giữa đỏ và trắng, hoặc giảm độ sáng về các màu trung tính.
4.2. Màu cam – Orange
Màu cam là sự kết hợp giữa màu đỏ và màu vàng, do đó màu cam sở hữu những cảm xúc đứng giữa của hai màu sắc đó như: Sự vui tươi và tích cực. Với một số người, màu cam mang lại cảm giác ấm nóng, tuy không mạnh mẽ nhưng chính sự “vừa đủ” này giúp màu cam tượng trưng cho sự thu hút, quyến rũ.
Đây là màu sắc phù hợp cho những thương hiệu muốn logo mình khơi gợi cảm giác tràn đầy sức sống và năng lượng hạnh phúc.
4.3. Màu vàng – Yellow
Màu vàng tượng trưng cho ánh mặt trời ấm áp, màu vàng mang lại cảm giác hạnh phúc và tươi trẻ. Đây cũng là màu tượng trưng cho sự thông thái và sáng tạo. Màu vàng còn mang đến cảm xúc tiêu cực tượng trưng cho sự nguy hiểm, cảnh giác, nỗi lo lắng, sợ hãi,…
Màu sắc này được xem như sự đại diện cho ánh sáng mặt trời với sự ấm áp, thân quen và hạnh phúc. Nếu thương hiệu bạn đang hướng đến hình tượng trẻ trung và tràn đầy năng lượng, đây sẽ là màu sắc nên được lựa chọn.
Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng màu vàng quá nhiều. Trẻ sơ sinh có xu hướng khóc trong căn phòng có màu vàng, bởi khi có quá nhiều màu vàng trước mắt sẽ khiến mọi người mất tập trung, kiên nhẫn. Tuy nhiên, cũng bởi vì là màu của ánh nắng mặt trời, nên quá ít màu vàng cũng sẽ gây cảm giác tiêu cực, không an toàn, sợ hãi, cô lập và tự ti.
4.4. Màu nâu – Brown
Màu nâu mang lại cảm giác tin cậy và thống nhất trong thiết kế logo của bạn. Là sự liên tưởng gần gũi đến màu đất của thiên nhiên, đây cũng là màu sắc gần gũi, tạo cảm giác thư giãn cho người xem.
Màu nâu thường có ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo là dùng để đại diện cho một đặc trưng nhất định, thông thường là dành cho các sản phẩm như gỗ, cà phê, cacao, bột (bánh kẹo),…
4.5. Màu xanh lá (Màu lục) – Green
Màu xanh lá hay màu lục, được nhìn thấy nhiều ở màu lá cây – tượng trưng cho thiên nhiên, tươi mát, sự phát triển an toàn. Mang lại cảm giác hiền hòa và dịu mắt cho người xem, nên màu xanh lá thường được sử dụng cho những thiết kế mang lại cảm giác thư giãn và bình yên.
Là màu của thiên nhiên, ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo của xanh lá là đại diện cho sự sống, một khởi đầu mới, an toàn và môi trường. Trong lĩnh vực tài chính, màu xanh lá có thể đại diện cho tiền bạc, ngân hàng, tham vọng và sự giàu có.
Đây là màu sắc khá tốt cho thị lực, có tác dụng chữa bệnh về cả thể chất và tinh thần, làm dịu thị giác. Vì màu xanh lá chiếm ưu thế trong thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta nên tạo dựng không gian quang phổ rộng bên trong mắt người, do vậy đây là một màu nền lý tưởng cho đa số các thiết kế logo trong mọi lĩnh vực.
4.6. Màu xanh dương (Màu lam) – Blue
Như màu bàu trời và biển cả, màu xanh dương mang lại cảm giác vô tận, tĩnh lặng, không với tới, nhưng vẫn tràn đầy cảm giác bình yên. Bên cạnh đó, màu xanh còn cho thấy cảm giác dễ được tin tưởng, sự thông thái, và điềm tĩnh – Có lẽ đó là lý do đây là màu sắc được lựa chọn để đại diện cho phái mạnh.
Màu xanh lam có xu hướng mang lại sự yên tĩnh trong cơ thể bởi nó là đại diện của bầu trời và biển cả. Việc sử dụng màu lam sáng có thể mang lại hiệu ứng ấn tượng cho thiết kế logo của bạn, trong khi lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên sự u sầu và tiêu cực.
4.7. Màu tím – Purple
Màu tím được tạo ra bởi sự pha trộn giữa màu đỏ và màu xanh dương. Đây là màu sắc được bắt gặp nhiều trong những trường hợp cần thể hiện sự huyền bí, ma thuật và bí ẩn. Bên cạnh đó, màu tím còn tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh (thiên về sức mạnh quyền lực hoặc trí tuệ nhiều hơn so với sức mạnh thân thể như màu đỏ), sang trọng,…
Màu tím khá hiếm gặp trong tự nhiên, đó là lý do màu sắc này thường xuất hiện bên trong các thương hiệu đề cao sự thiêng liêng, tế nhị và quý giá.
Sắc tím còn có ý nghĩa tâm linh và cái tôi cao, cũng như quyền lực, tham vọng. Bạn có thể lựa chọn màu tím cho logo của mình nếu muốn bộc lộ sự sang trọng và quyến rũ của thương hiệu.
4.8. Màu hồng – Pink
Nếu màu xanh dương tượng trưng cho phái mạnh, thì màu hồng luôn được chọn để đại diện cho phái đẹp với những tính chất đặc thù như: Sự đáng yêu, mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt và nhất là sự quan tâm chăm sóc.
4.9. Màu trắng – White
Đi liền với sự trong sáng và tinh khiết, màu trắng luôn được ưa chuộng trong các sản phẩm dành cho phái nữ, những sự kiện mang tính thiên liêng như lễ cưới, các buổi cầu nguyện. Bên cạnh đó, màu trắng còn mang lại cảm giác an toàn và bảo vệ.
Màu trắng thường được bắt gặp trong các thiết kế logo mang tính biểu tượng cho sự hướng dẫn, ngây thơ, thuần khiết, sạch sẽ. Nó còn đại diện cho sự mát mẻ và đơn giản.
Màu trắng được chứng minh hỗ trợ tinh thần minh mẫn và thúc đẩy tư tưởng cởi mở hơn. Việc áp dụng ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo sẽ tạo sự đơn giản và tối giản hơn.
4.10. Màu đen – Black
Luôn được lựa chọn để đại diện cho sự sang trọng và quyền lực huyền bí, tinh tế và thời thượng; màu đen luôn được ưa chuộng sử dụng trong các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm cao cấp. Về mặt tiêu cực, màu đen dùng để diễn tả cho cái chết, những cảm xúc đau khổ, ức chế, tăm tối nhất.
Huyền bí như những cái bóng, ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo của màu đen mang lại cảm giác vắng mặt, nhưng nhiều hơn là thể hiện sức mạnh, quyền uy, sự tinh tế và sang trọng – Ngay cả cái chết, sự ác độc và hung hãng.
Nếu bạn muốn logo của mình mang sắc thái bí ẩn và quyền lực, hãy lựa chọn màu đen!
5. Cách tìm ra sắc màu phù hợp nhất với thương hiệu bạn
Trước khi bước vào nội dung chính, chúng ta cần nắm được lý thuyết cơ bản bao gồm:
- Hue (Màu): Màu thực tế mà bạn nhìn thấy như đỏ, vàng, xanh lá, tím,…
- Saturation (Độ bão hòa): Cho biết độ đậm nhạt của màu sắc.
- Brightness (Độ sáng): Là độ sáng, tối (lượng màu trắng đen được trộn lẫn) trong màu sắc đó.
Màu sắc cần được lựa chọn cẩn thật, bởi điều này không chỉ giúp trong việc xây dựng nhận thức về thương hiệu, mà còn để tạo sự khác biệt cho logo của bạn.
Một lựa chọn tốt đòi hỏi sự hiểu biết về ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo, cũng như những hiểu biết cốt lõi về lý thuyết màu sắc. Việc nắm bắt mối quan hệ trong sắc màu sẽ giúp bạn tìm ra cách áp dụng hiệu quả trong thiết kế của mình.
Đồng thời, chúng ta cũng cần phải có tầm nhìn về thương hiệu, đảm bảo tính nhất quán trên các phương tiện truyền thông. Là một nhà thiết kế không ngoan, hãy đảm bảo logo bạn tạo ra có tính đa nhiệm trên mọi nền tảng mà thương hiệu tiếp cận.
5. Những phương pháp kết hợp màu sắc tốt nhất
Sự kết hợp của màu sắc cũng có những tác động nhất định đến sự thu hút của logo. Không chỉ thế, trên những thiết kế truyền thông của thương hiệu, yếu tố kết hợp này có tác động đến khả năng đọc, khả năng thu hút sự chú ý, khả năng tập trung, thị lực của khách hàng,…
Nếu bạn đang bị giới hạn về mặt ngân sách, hoặc muốn tự tay thiết kế logo cho thương hiệu của mình thì vẫn có cách đấy. Tham khảo ngay phương thức thiết kế logo tiết kiệm mà vẫn hiệu quả qua bài viết: TOP 12+ phần mềm thiết kế logo miễn phí tốt nhất
Điều này cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn những sắc màu cho chữ ký chân mail, website, quảng cáo in ấn và các phương tiện tiếp thị khác bên cạnh logo. Về cơ bản, có 6 cách kết hợp màu sắc mà bạn có thể lựa chọn:
6. Ý tưởng về cách sử dụng màu sắc trong xây dựng thương hiệu
Đối với một số ngành kinh doanh cơ bản, gần như có một “thỏa thuận ngầm” trong việc thiết kế logo để phân biệt sản phẩm và ngành nghề kinh doanh. Một ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy, chính là Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, hiện đang điều hành chuỗi cửa hàng bán lẻ gồm: Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh và nhà thuốc An Khang.
Khác với thiết kế cơ bản lấy màu vàng làm chủ đạo như Thế giới di động, màu xanh dương được lựa chọn làm màu sắc chủ đạo cho Điện máy xanh – Đây cũng là màu sắc được nhiều hãng công nghệ, điện tử ưa chuộng như Samsung, Dell hay HP. Và Bách hóa xanh sở hữu màu xanh lá – Gợi nhắc rất nhiều đến màu thiên nhiên, thể hiện được tính chất sản phẩm bên trong như rau xanh, thân thiện với môi trường, trong sạch,…
Như chúng ta thấy, mỗi thương hiệu điều thống nhất kiểu chữ và lối thiết kế, nhưng lại sở hữu màu sắc riêng biệt để định vị phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
7. Tại sao khi thiết kế cần tùy chỉnh hệ màu RGB và CMYK?
Logo không chỉ dùng để phục vụ trên nền tảng kỹ thuật số, mà còn áp dụng lên rất nhiều sản phẩm in ấn khác nhau. Do đó việc tạo dựng được bảng màu RGB và CMYK trong việc thiết kế logo rất quan trọng – Thứ mà một nhà thiết kế chuyên nghiệp cần phải nắm rõ.
Màu RGB: Thường được sử dụng cho các sản phẩm thiết kế trên nền tảng số hoặc các website.
Màu CMYK: Dùng nhiều trong in ấn.
Phổ màu RGB và CMYK hơi khác nhau, do đó màu sắc rực rỡ bạn thấy trên màn hình điện tử (RGB) có thể bị tẩy trắng khi in (CMYK).
8. TOP 12 phần mềm thiết kế logo online miễn phí tốt nhất hiện nay
LOGO – Hình ảnh đại diện cho thương hiệu của bạn, cũng là thứ khiến khách hàng khi nhớ và tìm kiếm khi có ý định mua hàng. Việc sở hữu một logo chuyên nghiệp sẽ giúp nâng cao độ uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, cũng như tiện lợi trong việc nhận biết thương hiệu, hỗ trợ tái mua hàng hay tiện lợi hơn cho khách hàng nếu họ muốn giới thiệu thương hiệu bạn với một người khác.
So với dạng thiết kế truyền thống, thiết kế logo online cho phép chúng ta truy cập vào kho mẫu khổng lồ từ rất nhiều nguồn trên toàn thế giới mà không cần phải lo toan về vấn đề bản quyền. Bạn hoàn toàn có thể cho ra đời một logo phù hợp với thương hiệu, chứa đầy đủ ý nghĩa màu sắc và đặc tính ngành nghề một cách nhanh chóng và cũng đầy chuyên nghiệp chỉ với việc sử dụng một mẫu thiết kế sẵn có trên các website thiết kế online này.
Không chỉ thế, thiết kế logo online còn tiện lợi trong việc chia sẻ để cùng bổ sung thiết kế sao cho hoàn chỉnh và phù hợp. Việc hỗ trợ tải xuống nhiều định dạng như .img, .pgn, .ai, .eps,… cũng như các kích thước đa dạng thông qua một vài cú click chuột, cũng là một ưu điểm lớn mà lối thiết kế truyền thống không thể so bì về mặt tốc độ.
Vì vậy, phần mềm thiết kế logo online miễn phí chính là lựa chọn đúng đắn cho chủ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, công ty khởi nghiệp, cá nhân không am hiểu nhiều về thiết kế,…
8.1. Canva
Canva là phần mềm thiết kế logo miễn phí với hàng triệu mẫu thử trên đa dạng các nền tảng số cũng như các ấn phẩm in ấn. Với những tùy chỉnh kích thước tùy ý, Canva là kênh hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ, những cá nhân thiết kế không chuyên nghiệp rất nhiều.
Khi sử dụng trả phí, bạn sẽ được Canva mở khóa nhiều tính năng hơn như: Tải xuống video, sử dụng các hình ảnh của Canva và được phép tải xuống không có watermark, được sử dụng các effect thuận tiện cho việc thiết kế, font chữ và các thành tố khác được phép dùng đa dạng hơn.
Đăng ký gói PRO của Canva ngay hôm nay để được sử dụng tất cả những tính năng trên website, chỉ bằng cách click vào link và hoàn tất những thông tin cần thiết.
8.2. Design Bold
Sở hữu các tính năng khá tương tự Canva, Design Bold là phần mềm thiết kế logo miễn phí khá thông dụng với cộng đồng người Việt. Thế mạnh của trang web này là ở trình chỉnh sửa – hỗ trợ các chức năng, effect chỉnh sửa khá chuyên nghiệp, nhất là trong các ấn phẩm in ấn.
8.3. Logo Type Maker
Nếu thương hiệu của bạn sở hữu cái tên “khá dài”, thì nên sử dụng phần mềm thiết kế logo miễn phí Logo Type Maker. Sở hữu hàng loạt các mẫu có sẵn hỗ trợ hình tượng hóa chữ, kết hợp với hình vector cỡ nhỏ, Logo Typer Maker sẽ là lựa chọn thích đáng cho Logo của bạn.
Logo Type Maker còn cho phép bạn lựa chọn lĩnh vực mà thương hiệu đang hoạt động, kinh doanh, để lựa chọn ra mẫu đề xuất phù hợp nhất với doanh nghiệp.
8.4. Looka
Looka sở hữu giao diện thân thiện và dễ nhìn, cùng những hướng dẫn thiết kế một cách dễ hiểu và hiệu quả với đại đa số người dùng. Đặc biệt, các mẫu tạo miễn phí trên Looka rất phù hợp với nền tảng số như website, app điện thoại và các mẫu thiết kế in ấn.
Bên cạnh đó, trang web hỗ trợ thiết kế logo online này còn đề xuất rất nhiều những ý tưởng thiết kế theo xu hướng, giúp bạn tìm ra những mẫu logo sáng tạo mà không cần phải mất quá nhiều công sức.
8.5. Logo Maker
Logo Maker cho phép bạn ứng dụng logo vào những sản phẩm mẫu (mock-up), làm tiền đề cho các thiết kế nhận diện thương hiệu như: Áo thun, website, business cards,…
Trong trường hợp bạn cần ứng dụng thử logo của mình trên các nền tảng website, landing hay áo thun, thẻ công ty trước khi chính thức in ấn, công bố sản phẩm, thì Logo Maker sẽ là lựa chọn hàng đầu cho thương hiệu của bạn.
8.6. Hatchful
Hatchful là phần mềm thiết kế logo miễn phí sở hữu giao diện tương đối đáng yêu với những mẫu thử đa phần thuộc dạng vector nhiều màu sắc. Sở hữu tính năng lưu trữ đặc tính thương hiệu cùng một nhóm với nhau, Hatchful giúp bạn gói gọn tất cả những gì cần có của logo vào cùng một chỗ, bao gồm: Các mẫu hình ảnh, icon, màu sắc đại diện, kiểu chữ,…
8.7. Ucraft
Ấn tượng ban đầu mà Ucraft gây nên cho người dùng là các mẫu thiết kế đề cao sự tối giản. Là một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực thiết kế website và các ứng dụng di động. Tuy thế, nếu bạn đề cao sự tối giản, yêu thích kiểu logo có thiết kế dạng viền (line), thì Ucraft sẽ phù hợp với nhu cầu đó.
8.8. Uplevo
Uplevo là một công cụ, phần mềm thiết kế logo nói riêng và thiết kế thương hiệu, mẫu truyền thông trực tuyến nói chung của Việt Nam. Khởi nghiệp trong thời gian ngắn, nhưng Uplevo đã gây tên tuổi lớn đối với cộng đồng thiết kế Việt với những mẫu có sẵn đầu tư và chuyên nghiệp.
Thay vì tìm kiếm những lựa chọn bên ngoài, chúng ta có thể ủng hộ cho thương hiệu Việt bằng cách sử dụng phầm mềm thiết kế logo miễn phí này bạn nhé.
8.9. Free Logo Design
FreeLogoDesign là một trang web online, phần mềm thiết kế logo miễn phí, hỗ trợ tạo hình logo với giao diện sử dụng đơn giản. Bạn sẽ chỉ mất 4 bước để làm ra một logo cho thương hiệu của mình:
1- Chọn phần text cho logo của bạn
2- Tìm kiếm các mẫu logo có sẵn ở web mà bạn yêu thích
3- Thiết lập lại định dạng của logo như màu sắc, các khối tạo lập, kiểu chữ,…
4- FreeLogoDesign cho phép bạn tải xuống hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp bạn muốn tải định dạng cao hơn, hoặc thiết lập đa nhiệm logo hơn thì cần phải trả tiền cho điều đó.
8.10. WIX logo maker
WIX được các blogger biết đến nhiều bởi cách tạo lập website, online portfolio hay landing page một cách đơn giản. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, WIX còn cho phép bạn làm ra logo miễn phí, cũng như được phép tải xuống với chất lượng cao ở các định dạng số hoặc dùng cho in ấn.
8.11. Tailor Brands
Tailor Brands là một phần mềm thiết kế logo nổi tiếng với cách ứng dụng AI vào thiết kế. Bằng trí tuệ nhân tạo, Tailor Brands sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm những mẫu thử logo phù hợp nhất dựa trên đặc tính ngành nghề, nhu cầu của doanh nghiệp. Bạn có thể tùy chỉnh 21 kích thước khác nhau ngay trên Tailor Brands để tương thích với các kênh social media.
>> Có thể bạn quan tâm: Social Media là gì? 6 loại Social Media mang lại lợi ích nhất cho doanh nghiệp
Hơn thế nữa, phần mềm thiết kế logo này còn cho phép tải xuống ở chất lượng cao với nhiều định dạng hình ảnh như vector, svg. hay eps.
8.12. Logo Makr
Logo Makr là phần mềm thiết kế logo online đòi hỏi kỹ năng thiết kế cao hơn những website ở trên. Sở hữu giao diện chính thức rất trực tiếp và thực tế – là giao diện thiết kế logo, khiến Logo Makr có vẻ ngoài khá tương đồng với photoshop online.
Tuy không sở hữu các mẫu logo sẵn có đa dạng, nhưng trình thiết kế của Logo Makr chuyên nghiệp và tạo cảm hứng sáng tạo cho các “dân chơi” thiết kế cao hơn, hỗ trợ hiệu quả quy trình thiết kế logo online với đường thước kẻ (lưới thiết kế), bánh xe màu sắc, mẫu icon và font sẵn có khá đa dạng.
9. Những lưu ý khi tự thiết kế logo online
9.1. Logo của bạn chưa chắc là độc nhất
Vì khi thiết kế dựa vào các phần mềm online miễn phí, hẳn cũng sẽ có nhiều người dùng cùng template mà bạn lựa chọn. VIệc này sẽ dẫn đến những mẫu logo này sẽ trùng nhau, và có khả năng thương hiệu của bạn sẽ không phải là duy nhất.
Để khắc phục điểm này, bạn có thể linh hoạt dùng thêm các shape, typo, icon bổ sung vào logo thương hiệu để cá nhân hóa logo.
9.2. Không chỉ đẹp, hãy để logo truyền tải thông điệp thương hiệu
Một khuyết điểm khác của các logo thiết kế sẵn, chính là thông điệp thương hiệu khó có thể truyền tải một cách đầy đủ so với logo được thiết kế riêng.
Đây cũng là một điểm mà đa số các doanh nghiệp nhỏ, start-up ít khi để ý khi thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu: Màu sắc, Ý nghĩa và Câu chuyện bên trong.
Ý nghĩa: Đừng chỉ làm một logo tượng trưng, mà hãy thổi hồn thương hiệu của bạn thông qua nó bằng cách tìm kiếm hình khối phù hợp (shape), những hình ảnh, tiểu tiết nhỏ nhưng chứa sự đặc trưng thương hiệu (như tạo kiểu dáng chữ thành hình sản phẩm chẳng hạn),…
Câu chuyện thương hiệu: Phía sau những hình ảnh và màu sắc, hãy chắc rằng câu chuyện thương hiệu của bạn có thể truyền tải những điểm đặc trưng và mang ý nghĩa.
10. Tổng kết
Bạn cần lưu ý rằng, dù mỗi màu sắc mang một số ý nghĩa tượng trưng nhất định, nhưng tùy vào nền văn hóa riêng biệt mà sẽ sở hữu thêm hoặc ít đi những nhận thức nhất định.
Hi vọng bài viết này phần nào mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích.