Social Media Marketing là gì? Từ chiến lược Social Marketing đến thực thi hiệu quả

social-media-marketing-la-gi

Social Marketing ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ số. Vậy Social Media Marketing là gì? Cách thiết lập Social Media Strategy – Chiến lược tiếp thị mạng xã hội hiệu quả? Các Tips giúp doanh nghiệp bạn thực thi marketing thành công? Tất cả đều có trong bài viết sau, cùng VUTU Digital tìm hiểu ngay!

social media marketing la gi
Social Media Marketing là gì? Những lợi ích mà Social Marketing mang lại cho doanh nghiệp

Mục lục

1. Social Media Marketing là gì?

1.1. Định nghĩa về Social Media Marketing

Social Media Marketing hay Tiếp thị truyền thông xã hội – Là việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để kết nối với khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web. 

Social Media Marketing bao gồm việc xuất bản nội dung trên các trang Social Media của doanh nghiệp bạn như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,… Sau đó là lắng nghe và thu hút những người theo dõi của bạn, phân tích kết quả và chạy quảng cáo trên các nền tảng này.

1.2. Tổng quan nhanh về Social Marketing

Trước khi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về Social Media Marketing, chúng ta phải nắm được tổng quan về Social Media qua bài viết: Social Media là gì? 6 loại Social Media mang lại lợi ích tiếp thị cho doanh nghiệp

social-media-la-gi
Social Media là gì? Click tìm hiểu 6 loại hình mạng xã hội mang lại lợi ích bất ngờ nào cho doanh nghiệp

Ngày nay, các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội theo vô số cách khác nhau. Ví dụ như:

– Một doanh nghiệp quan tâm đến những gì người ta đang thảo luận về thương hiệu của mình, sẽ theo dõi các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội và phản hồi các đề có liên quan (Social Media listening & engagement)

– Một doanh nghiệp muốn tìm hiểu các hoạt động của thương hiệu trên mạng xã hội sẽ phân tích phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và doanh số bán hàng trên mạng xã hội bằng công cụ phân tích (Social Media Analytics)

– Một doanh nghiệp muốn tiếp cận một nhóm đối tượng cụ thể trên quy mô lớn sẽ tiến hành chạy quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Advertising)

Nhìn chung, những cách sử dụng Social Media này được gọi là Quản lý mạng xã hội. Có 5 trụ cột chính trong quy trình quản lý này, cùng VUTU Digital tìm hiểu trong mục  tiếp theo.

2. 5 Trụ cột chính của Social Media Marketing

5-tru-cot-chinh-cua-social-media-marketing
Social Media Marketing là gì? – 5 Trụ cột chính của Social Marketing

2.1. Strategy – Chiến lược

Bước đầu tiên trong quá trình thực hiện Social Media Marketing là suy nghĩ về chiến lược truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn.

Đề ra mục tiêu của chiến lược: Social Marketing có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh gì? Một số doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu của họ. Một số khác sử dụng Social Media như phương tiện thúc đẩy lượng truy cập website để gia tăng doanh số bán hàng. Không chỉ thế, các phương tiện Social Media cũng giúp doanh nghiệp tạo ra sự tương tác với cộng đồng và sử dụng chúng như một kênh hỗ trợ khách hàng.

Bạn muốn tập trung vào nền tảng Social Media nào? Không chỉ dừng lại ở những nền tảng lớn, Social Media còn có rất nhiều nền tảng quy mô nhỏ, tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu của thương hiệu hãy chọn ra các kênh xã hội phù hợp để tập trung thay vì lựa chọn xuất hiện trên mọi nền tảng.

Lựa chọn loại nội dung bạn muốn chia sẻ đến khách hàng để thu hút đối tượng mục tiêu một cách tốt nhất. Là video, hình ảnh, hay liên kết? Là nội dung giáo dục hay giải trí?

Để giúp bạn tạo ra một chiến lược truyền thông xã hội tốt nhất và phù hợp nhất với doanh nghiệp, hãy đọc hướng dẫn chi tiết về Social Marketing Plan tại mục Social Media Strategy – Chiến lược tiếp thị mạng xã hội của bài viết.

2.2. Planning and Publishing – Lập kế hoạch và xuất bản

Việc triển khai Social Media Marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bắt đầu với sự hiện diện nhất quán trên các nền tảng Social Media. Việc triển khai Content Marketing như chia sẻ bài đăng blog, hình ảnh hoặc đăng tải video,…tạo cơ hội cho thương hiệu thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang tối đa hóa phạm vi tiếp cận của mình trên mạng xã hội và sản xuất nội dung một cách phù hợp, đúng thời điểm và đạt tần suất phù hợp nhất. Một cách thường thấy nhất chính là lập kế hoạch nội dung rõ ràng, đều độ thay vì đăng tải content một cách tự phát không nhất quán.

2.3. Listening and Engagement – Lắng nghe và tương tác

Khi lượng người theo dõi và tương tác với các kênh Social Media của doanh nghiệp bạn tăng đến một mức nhất định cũng là lúc thương hiệu bạn đang dần được lan tỏa một cách rộng rãi bằng nhiều cách: Nhận xét trong các bài đăng, diễn đàng trên mạng xã hội; gắn thẻ, check-in tại doanh nghiệp trong các bài đăng; hoặc nhắn tin trực tiếp cho bạn. 

Đôi khi, khách hàng sẽ có những cuộc trò chuyện về thương hiệu mà doanh nghiệp không nắm được – Đó cũng là lý do doanh nghiệp cần phải theo dõi các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội về thương hiệu. Nếu đó là một nhận xét tích cực, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch phát triển thêm điểm mạnh đó. Nếu không, hãy chủ động đề nghị và khắc phục tình huống mà khách hàng gặp phải trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.

Về vấn đề lắng nghe và tương tác từ thương hiệu đến doanh nghiệp, bạn có thể kiểm tra thủ công hoặc thông qua các công cụ, liên hệ với các đối tác có chuyên môn về vấn đề này để tổng hợp số liệu có giá trị cho doanh nghiệp của bạn.

2.4. Analytics and Reporting – Phân tích và báo cáo

Sau tất cả những cố gắng hoạt động và sản xuất nội dung trên Social Media, để nắm được hiệu quả của những hoạt động này chúng ta cần bước phân tích và báo cáo hiệu quả công việc: Số lượng người tiếp cận thương hiệu của bạn có cao hơn so với tháng trước hay không? Bạn nhận được bao nhiêu tương tác tích cực trong một tháng? Có bao nhiêu người sử dụng hastag về thương hiệu bạn trong bài đăng của họ?

Đa số các mạng xã hội cung cấp thông tin cho doanh nghiệp ở mức cơ bản. Để có thêm thông tin phân tích chuyên sâu hoặc dễ dàng so sánh giữa các nền tảng truyền thông xã hội, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ phân tích truyền thông hoặc liên hệ với VUTU Digital để hợp tác phân tích những số liệu này một cách chi tiết nhất cho doanh nghiệp của bạn.

2.5. Advertising – Quảng cáo

Khi doanh nghiệp bạn có nhiều tiền hơn để phát triển hoạt động Social Media Marketing, như một điều hiển nhiên mà bạn phải cân nhắc đến chính là bước Quảng cáo trên mạng xã hội.

Social Media Advertising phát triển ngày càng mạnh mẽ với những bước thực thi dần được đơn giản hóa hết mức. Tuy nhiên khi bạn bắt đầu chạy nhiều chiến dịch quảng cáo trên Social Media cùng một lúc, bạn có thể cân nhắc liên hệ đến một bên thứ 3 có chuyên môn để chạy quảng cáo với dịch vụ tốt nhất trong mức giá vừa tầm như VUTU Digital.

3. Social Media Strategy – Chiến lược tiếp thị mạng xã hội

3.1. Tại sao lại cần Social Media Strategy?

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn tiếp thị thành công và hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội, thì một chiến lược rõ ràng là điều bạn cần ngay lúc này.

Có 6 lý do tại sao bạn cần một Social Media Strategy cho doanh nghiệp của mình và cách để vận dụng nó để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Social-Media-Marketing-Strategy-la-gi
6 lý do mà Social Media Strategy cần thiết cho hoạt động Social Marketing

1/ Tiết kiệm thời gian

Lợi ích mà Social Media Strategy mang lại đầu tiên, chính là giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm được thời gian. Thời gian đầu khi làm quen với điều này, hẳn sẽ khiến bạn mất kha khá thời gian để tìm hiểu. Tuy nhiên quả ngọt sau đó sẽ ngon bất ngờ trong khoảng thời gian sau đó. Giai đoạn thực thi và cách thức đã được định sẵn, bạn hoàn toàn có thể lên lịch bài viết trước đó cả tuần hoặc cả tháng và dư dả thời gian cho các hoạt động khác trong doanh nghiệp của mình.

2/ Tiết kiệm chi phí

Tính năng trên Social Media dành cho các doanh nghiệp đa phần là miễn phí. Chi phí quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội cũng rẻ hơn rất nhiều nếu so với các kênh tiếp thị thay thế khác. Cho dù bạn sẵn lòng chi nhiều tiền quảng cáo hơn cho những kênh đó, thì tỷ lệ ROI vẫn cao hơn nhiều.

Trong trường hợp sử dụng nền tảng Social Media, việc quảng cáo trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Tiktok đơn giản hơn rất nhiều. Bạn không cần phải có hiểu biết sâu về công nghệ hay cách thức chạy ads bởi cách thức quảng cáo trên các nền tảng này đã được đơn giản hóa rất nhiều – Điều này giúp cho bạn tiết kiệm được khoảng chi phí trong việc thuê một bên thứ ba làm tiếp thị cho mình.

3/ Luôn tiên phong, sẵn sàng vượt qua đối thủ cạnh tranh

Một Social Media Plan tiêu biểu phải giúp doanh nghiệp bạn sở hữu những điểm mạnh vượt hơn đối thủ cạnh tranh. Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp đã thấu hiểu được vấn đề trong việc dành được sự chú ý của khách hàng chính là chìa khóa của thành công.

Do đó, doanh nghiệp cần tìm cách gia tăng sự quan tâm của khách hàng (Engagement), xây dựng sự tương tác với nhau (Interaction) và tạo dựng mối quan hệ lâu dài (Relations).

4/ Thật sự thấu hiểu khách hàng

Social Media Strategy không chỉ giúp bạn phát họa được chân dung khách hàng tiềm năng, mà còn giúp bạn hiểu hơn về họ thông qua những sự thật ngầm hiểu (Insight). Doanh nghiệp không thể chỉ đăng tải những thông tin nói về thương hiệu và sản phẩm mà không quan tâm đến vấn đề và những khía cạnh mà khách hàng thực sự bận tâm.

Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần một chiến lược tiếp thị để tạo ra những nội dung hữu ích cho khách hàng, nhưng vẫn bao gồm thông điệp thương hiệu và tính quảng cáo sản phẩm bên trong đó. Điều này sẽ giúp tỷ lệ chuyển đổi cao hơn (Conversion Rate) và Social Media ROI tốt hơn.

5/ Tăng cường độ nhận diện thương hiệu

Nắm giữ Social Media Strategy sẽ giúp doanh nghiệp bạn giữ độ hiện diện online mạnh mẽ và tự nhiên bằng cách phát triển nội dung phù hợp và đều đặn. Sự thất bại trong việc duy trì tính đều đặn trên các mạng xã hội là lý do lớn khiến các kênh social media của doanh nghiệp ngừng tăng trưởng.

Một thương hiệu muốn mạnh mẽ, cần đảm bảo sự hiện diện của mình bên cạnh khách hàng thường xuyên với những nội dung phù hợp với họ. Một khi đã trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu, họ sẽ ưu tiên chọn doanh nghiệp bạn thay vì bất kì đối thủ cạnh tranh nào khác. 

6/ Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và chốt sale

Bằng việc tạo lập Social Media Plan cho doanh nghiệp của bạn, không có nghĩa là bạn sẽ gia tăng ngay được tỷ lệ chuyển đổi và tăng sale cho doanh nghiệp. Nhưng nó giúp bạn kiểm soát cách tăng traffic hiệu quả, cũng như gia tăng chuyển đổi đơn hàng cho doanh nghiệp của bạn.

3.2. Mục tiêu của Social Media Plan của bạn là gì?

Đăng tải những nội dung một cách tùy hứng với mong đợi sẽ có đơn hàng trả về giống như việc nấu ăn không chuẩn bị chính xác đồ cần nấu nhưng lại muốn có món ngon. Nếu không biết chính xác hướng đi của mình là gì, bạn sẽ không bao giờ đi đến đích.

Thiết lập được Mô hình Mục tiêu S.M.A.R.T sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát mức độ thành bại hơn, thiết lập rõ ràng ý tưởng, nỗ lực tập trung, sử dụng hiệu quả thời gian & nguồn lực, và gia tăng cơ hội đạt được mục đích sau cùng của thương hiệu.

Social-Media-Marketing-la-gi-mo-hinh-smart
Social Media Strategy là gì? Cách thiết lập mục tiêu Social Marketing với mô hình S.M.A.R.T

– Specific (Simple, Sensible, Significant): Một cách cụ thể, đơn giản và hợp lý

– Measurable (Meaningful, Motivating): Có thể đo lường được

– Achievable (Agreed, Attainable): Có thể đạt được

– Relevant (Reasonable, Realistic & Resourced, Results-based): Hợp lý với thực tế, có liên quan

– Time-bound (Time-based, Time-limited, Time / Cost limited, timely, time-sensitive): Giới hạn thời gian.

Mục tiêu của chiến lược truyền thông mạng xã hội cần được đề ra sao cho tương thích với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Điển hình như ví dụ bên dưới:

Mục tiêu của doanh nghiệp:

. Tăng trưởng thương hiệu

. Chuyển đổi khách hàng thành Người ủng hộ thương hiệu.

. Chuyển đổi LEADs thành Sales.

Thuat-ngu-marketing-inbound-marketing
LEADs là một trong các bước trọng tâm để chuyển đổi đối tượng tìm năng thành người mua hàng

Mục tiêu của Social Media

. Awareness: Những số liệu thống kê diễn tả số lượng khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

. Engagement: Những số liệu diễn tả mức độ tương tác của khách hàng đối với nội dung tiếp thị của thương hiệu.

. Conversions: Những số liệu trình bày được mức độ hiệu quả từ những tương tác xã hội (Social Engagement) đã có của thương hiệu.

3.3. Hiểu rõ khách hàng và đối tượng tiềm năng

Một trong những sự thất bại thường thấy khi truyền thông trên mạng xã hội của các doanh nghiệp là tham lam mở rộng thị trường mục tiêu đến tất cả mọi người. Bạn cần phải hiểu rõ đối tượng sẽ mua hàng của mình là gì, những người sẽ quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn, họ muốn gì, cần gì, có suy nghĩ như thế nào và phương pháp hữu hiệu để kêu gọi sự quan tâm từ họ.

Cách tốt nhất để làm được điều đó, là phác họa thật rõ ràng bức tranh tổng quan của đối tượng mục tiêu như:

Social-Media-Marketing-la-gi-ho-so-khach-hang
Chiến lược tiếp thị trong Social Media Marketing là gì? – Hồ sơ khách hàng mục tiêu

Nhân khẩu học – Demographics: 

– Tuổi

– Giới tính

– Trình độ học vấn 

– Mức thu nhập

– Cấp bậc nghề nghiệp (entry-level, senior, CEO, etc.)

– Môi trường sống

Về hành vi – Behavior: 

– Tính cách

– Sở thích, điều quan tâm 

– Sự đam mê

– Điều yêu thích/ Không thích

– Những cuốn sách, tạp chí, chương trình TV, bộ phim yêu thích

Về địa điểm – Location: 

– Những website nào là nơi người đó tiêu tốn thời gian nhiều nhất?

– Đâu là nơi người đó thích đi ra ngoài?

– Người đó đang sống tại nơi nào? (Thành thị vs Nông thôn; ect.)

Về phía Doanh nghiệp – Business: 

– Đâu là nơi người đó tìm kiếm sản phẩm dịch vụ mà họ quan tâm?  

– Vấn đề của người đó là gì, tại sao sản phẩm dịch vụ của bạn lại có thể giải quyết điều đó? 

– Tại sao người đó lại muốn theo dõi doanh nghiệp bạn trên mạng xã hội? 

– Đâu là nơi doanh nghiệp bạn dùng để tiếp cận người đó? 

– Người đó muốn thấy điều gì qua online?

3.4. 4 Bước lựa chọn kênh Social Media Marketing phù hợp

Bước 1: Xác định những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất

Bước 2: Xác định những kênh mà khách hàng mục tiêu của bạn đang sử dụng

Bước 3: Loại hình bạn kinh doanh là gì? B2B, B2C hay cả hai?

Bước 4: Lựa chọn nền tảng phù hợp nhất để kết nối doanh nghiệp và khách hàng

>> Click để tìm hiểu thêm về các kênh Social Media Marketing

cac-kenh-marketing-social-media-channel-2
Các kênh Social Media Marketing là gì? Click vào hình để tìm hiểu chi tiết hiệu quả từng kênh!

3.5. Tính toán chi phí

Trước khi tạo lập Social Media Marketing Plan, việc tính toán chi phí là một bước quan trọng cần phải thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn nắm được những hoạt động nên và không nên thực hiện với mức ngân sách đã được định trước.

1 / Viết ra tất cả các kênh Social Media của bạn một cách chi tiết

2 / Xếp hạng tất cả các trang từ tốt nhất đến kém nhất

3 / Xác định những bài viết hoạt động tốt nhất

4 / Đo lường ROI của bạn (Lợi tức đầu tư)

3.6. Xác định đối thủ

Việc đo lường mức độ cạnh tranh của đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp bạn:

– Nhận biết được đâu là đối thủ của bạn trên mạng xã hội

– Biết được đâu là những nền tảng mạng xã hội mà đối thủ sử dụng

– Cách thức đối thủ sử dụng những nền tảng này

– Hiểu được mức độ thành công của chiến lược truyền thông mạng xã hội mà đối thủ đã làm được

– Đo lường được mức độ thực thi của doanh nghiệp bạn so với đối thủ

– Chỉ ra những mối đe dọa xã hội đối với doanh nghiệp bạn (Do đối thủ gây nên)

– Tìm ra được lỗ hổng bên trong Chiến lược Social Media của doanh nghiệp bạn.

3.7. Xác định tiếng nói riêng của thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu là phần quan trọng trong việc đồng nhất bộ nhận diện thương hiệu – Những điều mà bạn cần nói và không cần nói để kiến tạo ấn tượng đầu tiên của khách hàng về thương hiệu.

Social-Media-Marketing-la-gi-brand-personality
Social Media Marketing là gì? Brand Personality – Tính cách thương hiệu là gì?

Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, hãy cho họ cảm nhận được sự chào đón và cởi mở từ phía doanh nghiệp. Một cách làm đơn giản để kiến tạo Tiếng nói thương hiệu, là xác định được “Tính cá nhân hóa của thương hiệu” – Brand Personality. Và từ đó, xác định được Tiếng nói thương hiệu:

Social Media Marketing la gi brand voice 1
Social Media Marketing là gì? Cách xác định Brand’s Voice – Tiếng nói thương hiệu

3.8. Thiết lập Content Strategy

Sau khi các bước trên được hoàn thành, đây là lúc Content Strategy – Chiến lược nội dung được hình thành. Đây là phần quan trọng nhất trong chiến lược tổng thể, quyết định độ thành bại của toàn chiến dịch.

3.9. Tiến hành mở rộng độ lan tỏa

Một khi bạn nghĩ đến bước quảng cáo cho nội dung thương hiệu trên mạng xã hội, hãy nghĩ về cách thức giúp lan tỏa thông điệp thương hiệu đến nhóm lớn khách hàng tiềm năng.

Sau đây là một số phương pháp đơn giản giúp bạn mở rộng lượt tiếp cận đến khách hàng:

– Sử dụng quảng cáo trả tiền cho những nội dung tốt nhất của thương hiệu (Best Posts): Nhìn tổng quan và lựa chọn ra những bài đăng có mức độ tương tác tốt nhất của doanh nghiệp.

– Tạo thuận lợi cho khách hàng chia sẻ nội dung: Hãy khuyến khích khách hàng tiềm năng của bạn chia sẻ nội dung và tạo lập sự liên kết online với doanh nghiệp. Vi dụ như chia sẻ để nhận được voucher,… Nếu biết cách sử dụng đúng phương pháp này, bạn sẽ có cơ hội sở hữu nhiều người theo dõi và gia tăng mức độ lan truyền thương hiệu hơn.

– Sử dụng Micro-Influencers (Người có sức ảnh hưởng) để lan tỏa nội dung của thương hiệu – Một Micro-Influencer thường có từ 1,000-10,000 người theo dõi trên mạng xã hội (Follower), đây là một kênh truyền thông khá phổ biến hiện nay, xuất hiện nhiều trong các chiến lược tiếp thị của các shop bán hàng online (E-commerce Shops), các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp đến người dùng.

– Tham gia và tương tác thường xuyên trong các hội nhóm trên mạng xã hội (Social Media Groups)

3.10. Luôn tương tác với người dùng

Việc tương tác và phản hồi người dùng kịp thời luôn rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp gia tăng niềm tin thương hiệu cho khách hàng tiềm năng, mà còn là cơ hội giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Khi khách hàng đặt câu hỏi, hãy đảm bảo rằng bạn trả lời chi tiết và đầy đủ để đáp ứng được sự kỳ vọng của họ. Nếu khách hàng tương tác với thương hiệu, hãy tương tác lại với văn phong cởi mở và vui nhộn, kích thích tính hội thoại giữa thương hiệu và khách hàng. Điều này giúp ghi điểm trong mắt khách hàng, khiến họ thật sự hứng thú với những nội dung của thương hiệu và gia tăng tỷ lệ tương tác.

4. 10 Tips cho Social Marketing

10-tips-for-social-media-marketing
Social Media Marketing là gì? 10 Tips thực thi Social Marketing hiệu quả

#1: Phân tích nội dung trước đây để cải thiện bài đăng

Một số nội dung hoạt động tốt với mạng xã hội này nhưng lại không đạt kết quả như ý đối với nền tảng khác. Bạn nên theo dõi và phân tích nội dung của mình thường xuyên để tối ưu hóa loại content phù hợp với từng nền tảng.

#2: Liên kết các mạng xã hội của doanh nghiệp bạn lại với nhau

Ví dụ như liên kết video từ tài khoản Youtube đến các bài viết trên website hoặc Facebook, LinkedIn,… Điều hướng khách hàng trên Instagram muốn coi video dài hơn hãy nhấp liên kết đến tài khoản Youtube. Điều hướng khách hàng muốn ngắm album ảnh đầy đủ từ Facebook sang Pinterest,…

10 tips cho social marketing 1
Điều hướng từ kênh Facebook qua website – Social Media Marketing là gì?
10 tips cho social marketing 2
Điều hướng từ kênh Youtube qua website – Social Media Marketing là gì?

#3: Cung cấp nội dung nhất quán

Việc sử dụng nội dung tương đồng và đương nhiên phải có sự chỉnh sửa phù hợp với định dạng từng kênh, không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực bên phía doanh nghiệp mà còn giúp bài đăng của bạn truyền tải rộng khắp hơn.

#4: Sử dụng Hashtag một cách chiến lược

10-tips-cho-social-marketing-hashtag
Tận dụng hashtag đúng cách giúp gắn kết chiến dịch lại với nhau – Social Media Marketing là gì?

Ngày nay, bất kỳ mạng xã hội nào cũng sở hữu hệ thống Hashtag mạnh mẽ. Hãy ngừng các hành động gắn thẻ ngẫu nhiên của bạn lại và bắt đầu tận dụng chúng một cách thông minh hơn để gắn kết các phần chiến dịch lại với nhau.

Sử dụng hashtag một các dễ nhớ và truyền tải chỉ dành riêng cho chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Hãy kiểm tra trước tránh việc trung lặp và theo dõi hashtag thường xuyên để cập nhật liên tục hiệu quả chiến dịch truyền thông của bạn.

#5: Đề cập ngay ngữ cảnh, thông điệp trong hình ảnh

Người dùng mạng xã hội nói chung ngày càng dành ít thời gian hơn trong việc lựa chọn nội dung để tiếp thu. Cách tốt nhất để thu hút sự quan tâm của họ là sử dụng nội dung trực quan một cách hiệu quả nhất. Một bức ảnh có đầy đủ context (bối cảnh) và thông điệp trực tiếp giúp khách hàng nhận biết ngay nội dung này có dành cho họ hay không, để đưa ra quyết định tiếp theo là bỏ qua hay dành thời gian tiêu thụ nội dung.

social-media-marketing-la-gi-1
Hãy cung cấp đầy đủ thông điệp một cách trực tiếp cho khách hàng – Social Media Marketing là gì?

#6: Cung cấp giá trị cho khách hàng

Đừng chỉ chăm chăm nói về thương hiệu của bạn tốt bao nhiêu, đẹp đến mức nào. Hãy nói về vấn đề của khách hàng, cái họ quan tâm, những phương pháp của bạn sẽ giúp giải quyết khó khăn đó cho bạn.

Hãy cung cấp các nội dung mang tính giáo dục, thông tin, giải trí và truyền cảm hứng phù hợp để tiếp cận đối tượng tiềm năng của bạn.

10 tips cho social marketing 3
VUTU Digital là nơi cung cấp những bài viết học thuật về ngành marketing – Social Media Marketing là gì?

#7: Tìm hiểu Golden Time – Giờ vàng để đăng tải nội dung trên Social Media

Một số khung thời gian đăng bài hiệu quả trên các mạng xã hội phổ biến.

Nguồn ảnh: Oberlo

thoi-gian-dang-facebook-tot
Social Media Marketing là gì? – Giờ đăng Facebook hiệu quả?
thoi gian dang instagram tot
Social Media Marketing là gì? – Giờ đăng Instagram hiệu quả?
thoi gian dang youtube tot
Social Media Marketing là gì? – Giờ đăng Youtube hiệu quả?

#8: Tập trung trước vào một kênh Social Media nhất định

Trừ khi công ty bạn là một thương hiệu lớn và có nhu cầu phát triển nhóm khách hàng tiềm năng đa kênh. Nếu không, hãy chú trọng phát triển hoàn thiện một kênh Social Media phù hợp với doanh nghiệp nhất. Tận dụng tối đa nguồn lực đang còn hạn chế của bạn, để tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng có sẵn tại kênh truyền thông đó.

#9: Thu hút khách hàng truy cập website bằng Quảng cáo trên mạng xã hội

Có nhiều cách để thu hút traffic cho website của bạn, và Social Media Advertising là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Bạn có thể điều hướng cho họ bằng những dạng quảng cáo điều hướng (Click to web) và thực hiện các hoạt động tiếp thị tại trang web để kích thích họ thực hiện thêm hành động.

#10: Viết những mẫu nội dung, mẫu quảng cáo một cách hiệu quả

Tìm hiểu cách thu hút khách hàng tiềm năng thông qua việc sáng tạo nội dung chất lượng và phù hợp với họ trong bài viết: 14 cách viết Content hay với 15 Tips và 16 Ý tưởng truyền thông hiệu quả

  • cach-viet-content-hay
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-1
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-2
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-pas
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-4c
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-4u
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-aida
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-3s-1
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-a-forest
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-10
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-aappa
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-4p
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-13
  • cach-viet-content-hay-cong-thuc-3-why

5. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những vấn đề bạn cần nắm để trả lời cho câu hỏi Social Media Marketing là gì. Tất tần tật những vấn đề xoay quanh lợi ích khi thực thi Social Marketing một cách có chiến lược, những bước căn bản để lên kế hoạch và thực thi một Social Media Strategy và các tips để bạn vận hành chiến lược tiếp thị một cách trơn tru.

Hi vọng bài viết đã phần nào giúp đỡ bạn trong quá trình làm Social Media Marketing, chúc bạn và doanh nghiệp thành công!

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp. Đừng ngần ngại liên hệ ngay VUTU DIGITAL qua:

Hotline: 070-232-5050 hoặc 096-597-3214

Email: vutudigital@gmail.com

Facebook: FB.com/vutu.digital

Theo Moisson, Buffer, Socialmediaexaminer

By Salliez

Heyyy, mình là Salliez! Đây là nơi mình chia sẻ hành trình nhảy ngành đầy sóng gió sang cái nghề nghề "làm dâu thời đại mới": MARKETING. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp bạn tìm được thêm nhiều góc nhìn thú vị và có ích cho công việc làm ngành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *