Content Marketing là gì? Hẳn khi làm việc trong lĩnh vực marketing, không ít lần bạn đã nghe đến và tiếp xúc với nó thông qua nhiều định dạng. Nhưng để thực sự hiểu Content Marketing là gì, hãy cùng VUTU Digital tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Content là gì?
Content hay Nội dung – Là một phần thông tin tồn tại với mục đích được “tiêu hóa”, tương tác và chia sẻ.
Content thường xuất hiện dưới dạng chữ, blog, hình ảnh, video, bài đăng trên mạng xã hội, slideshow (trình chiếu) hay podcast,… Từ lượng truy cập từ website, mạng xã hội đó chuyển đổi khách hàng tiềm năng đến tiếp thị khách hàng, Content đóng một vai trò không thể thiếu trong một chiến lược tiếp thị thành công.
2. Digital Content là gì?
2.1. Định nghĩa
Content trong Digital Marketing hay Digital Content là những nội dung tồn tại ở dạng dữ liệu số hóa và được tiêu thụ trên internet. Tìm hiểu qua bài viết: 2.2. Phân loại Content trong Digital Marketing Thông thường, Content trong Digital Marketing được chia làm 2 loại là Content Quảng Cáo – Mang tính chuyển đổi, và Content Gia Tăng Traffic – Với mục đích xây dựng thương hiệu, gia tăng độ nhận biết. Content Quảng cáo được chia làm 2 loại dựa trên kênh truyền thông: Content Gia tăng traffic bao gồm: Content mang tính chất viral (Content Viral) và Content truyền thông thương hiệu. Content Marketing hay Tiếp thị nội dung – Là quá trình sáng tạo và chia sẻ những nội dung có ý nghĩa và giá trị để thu hút sự quan tâm, tương tác từ phía khách hàng mục tiêu. Từ đó truyền tải được thông điệp của các giai đoạn trong chiến lược truyền thông của doanh nghiệp. Content Marketing có 5 vai trò chính tương ứng với 5 giai đoạn trong chiến dịch tiếp thị, bao gồm: Giai đoạn 1 – Tạo sự quan tâm, thu hút sự chú ý từ khách hàng tiềm năng. Trong giai đoạn này, content cần phải thú vị, khơi gợi cảm xúc và phải hữu ích để tiếp cận khách hàng. Giai đoạn 2 – Truyền tải thông điệp truyền thông của doanh nghiệp Giai đoạn 3 – Đáp ứng được mong muốn trải nghiệm của khách hàng Giai đoạn 4 – Giúp gợi nên sự khao khát sở hữu sản phẩm từ phía khách hàng Giai đoạn 5 – Đứng ở vai trò gắn kết, tạo lập quan hệ lâu dài và thiện cảm giữa khách hàng và doanh nghiệp Tìm hiểu thêm: Cách viết Content hay – 14 Công thức, 15 Tips viết content và 16 ý tưởng truyền thông hiệu quả Viết content theo công thức AIDA sẽ giúp người đọc đi qua 4 giai đoạn tâm lý. Tìm hiểu chi tiết về cách vận dụng công thức AIDA trong content nói riêng và trong marketing nói chung qua bài viết: Cách ứng dụng Mô hình AIDA trong marketing hiệu quả mới nhất Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, quyết định xem người đọc có quan tâm tới bài viết của bạn không. Ở bước này, bạn có thể gây sự chú ý từ khách hàng từ 5 KỸ THUẬT THU HÚT DƯ LUẬN Khi đã có được sự chú ý từ khách hàng, hãy triển khai ngay những vấn đề mà họ quan tâm bên trong bài viết quảng cáo của bạn. Luôn đánh vào khía cạnh mà khách hàng tò mò, lo lắng, những vấn đề mà họ có thể mắc phải,… và dùng sản phẩm của bạn để giải quyết vấn đề đó. Những mục tiêu mà giai đoạn Interest cần phải đạt được: Đây là lúc bạn phải chứng minh lợi ích của sản phẩm là thật. Đưa những trường hợp thực tế, cụ thể để làm dẫn chứng bằng cách sử dụng sự chứng thực từ chuyên gia, những người có sức ảnh hưởng, những bằng khen, chứng nhận, uy tín thương hiệu,… và xử lý lo ngại của khách hàng nếu có. Sau cùng, đừng quên bước kêu gọi khách hàng mua sản phẩm của bạn. Hãy tạo cho họ điều kiện mua hàng tốt nhất như phương thức mua hàng và thanh toán đa dạng, tiện lợi. Có thể đưa thêm những thủ pháp kinh doanh như khuyến mãi, mua sản phẩm theo nhóm, giới thiệu bạn mới để mua với giá chiết khấu,… để kích thích khách hàng mua hàng tốt hơn. P – Problem: Trình bày những vấn đề mà khách hàng tiềm năng của bạn đang gặp phải. A – Aggravate: Triển khai vấn đề và khuấy động tâm trí người đọc. Diễn giải cho họ biết vấn đề này tạo sự bất tiện và khó khăn đến cuộc sống của họ như thế nào. S – Solve: Giải quyết vấn đề đó thông qua content, khéo léo lồng ghép lại ích và tính năng sản phẩm vào. Nhân vật chính, người hùng, From Zero to Hero trong câu chuyện của bạn. Nhân vật này có thể là người tiêu dùng, là nhân vật thương hiệu mà bạn muốn dùng để thu hút sự quan tâm từ khách hàng. Hãy nêu những vấn đề mà STAR – nhân vật chính đã gặp phải, những thăng trầm của cuộc sống, những thử thách mà người đó đã vượt qua. Từ đó rút ra nguồn cảm hứng hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây là lúc bạn tiết lộ giải pháp mà STAR đã dùng để tiến tới những thành công đó dựa trên diễn biến câu chuyện mà bạn đã xây dựng. Đây cũng là lúc bạn cần phải lồng ghép thương hiệu của mình vào một cách khéo léo và vừa đủ. STRINGS là lối viết Liệt kê và Tổng hợp giúp cho người đọc nắm được thông tin hữu ích về sản phẩm của bạn. Content theo công thức này thường được triển khai thành bài lớn bao gồm nhiều nội dung nhỏ có giá trị. Đây là công thức tích hợp giữa AIDA và PAS tạo nên cách thức xây dựng content một cách chi tiết hơn. A – Attention: Gây sự chú ý từ khách hàng tiềm năng. A – Advantage: Nêu bật những thế mạnh sản phẩm của bạn, cho khách hàng biết bạn sở hữu nhiều lợi ích hơn hẳn những đối thủ cạnh tranh trên thị trường (Tôi là số 1, tôi là đầu tiên). P – Prove: Chứng minh cho khách hàng thấy điều “số 1” và duy nhất của doanh nghiệp P – Persuade: Thuyết phục họ mua dựa vào những đặc điểm độc nhất ấy. A – Action: Kêu gọi khách hàng bằng những thủ pháp kinh doanh. >> Tìm hiểu thêm về các kênh Internet Marketing Bao gồm các content được thực hiện trên các kênh Internet Marketing như Bài viết chuẩn SEO, các bài viết bán hàng trên landing page hay website, SEM, Email Marketing,… Những content thường được bắt gặp trên Social Media như: Album ảnh, Slide ảnh, Infographics, ảnh sáng tạo, ảnh chế, các bài viết quảng cáo, câu quote, câu chuyện lan truyền, video viral hay video bán hàng,… Social Media là gì? 6 loại Social Media mang lại lợi ích tiếp thị cho doanh nghiệp Cùng tham khảo qua bài viết về Social Media nói trên để thực sự hiểu về khái niệm mạng xã hội và những vấn đề, lợi ích xoay quanh việc vận dụng Social Media Channels của doanh nghiệp. Ngày nay các nền tảng video như Youtube, Tiktok, Facebook, Instagram… ngày được khách hàng ưa chuộng. Một số content trên các nền tảng video này là: Video viral, video review sản phẩm, video hướng dẫn sử dụng sản phẩm, video tổng hợp phản hồi từ khách hàng,… Trong cuộc chiến tiếp thị, Content Marketing dần chứng minh mình là yếu tố quyết định đến sự thành bại của mỗi chiến dịch truyền thông. Vậy làm thế nào để thực hiện một Content Marketing hiệu quả? Cùng tìm hiểu 6 bước thực hiện dưới đây: Việc đầu tiên trước khi bắt tay vào làm Content Marketing là xác định mục tiêu, thông điệp truyền thông và đối tượng của chiến lược truyền thông. Mục tiêu có thể là: Xác định đối tượng của chiến dịch thông qua: Khảo sát, nghiên cứu về tính cách, hành vi hay sở thích để nắm vững những điều khách hàng mong muốn – Đây là cách nhanh nhất để chiến dịch Content của bạn đạt hiệu quả cao Sau cùng là xác định thông điệp của toàn bộ chiến dịch Content Marketing Plan truyền tải. Thông điệp phải hướng đến insight khách hàng và cộng hưởng cho thương hiệu của doanh nghiệp. Thông điệp phải rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. Định dạng nội dung phải phù hợp với khách hàng mục tiêu về nhân khẩu học, đặc trưng ngành nghề, lối sống, kênh truyền thông tiếp cận đối tượng. Đối với ngành tài chính ngân hàng, đối tượng tri thức sẽ dễ tiếp cận hơn những người ở nông thôn. Phương tiện như báo chí, tivi, đài truyền thanh sẽ là nơi tiếp cận lý tưởng đến khách hàng là những người lớn tuổi, trong khi mạng xã hội, bài viết đánh giá trên internet, Ebook, lại là những kênh tiếp cận người trẻ tuổi nhanh hơn. KPIs sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chiến dịch Content Marketing, do đó chúng cần phải cụ thể và dễ dàng đo đạc. KPIs được đặt ra dựa trên mục tiêu chiến dịch và ngân sách phân bổ, nhằm đo đạc hiệu quả cũng như tỷ lệ ROI (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư). Để xây dựng được kế hoạch, bạn cần: Trong tất cả các bước lên kế hoạch, khâu lên ý tưởng cho nội dung sáng tạo là mất nhiều thời gian nhất. Không chỉ đòi hỏi nội dung phải được sản xuất dựa trên nghiên cứu và phân tích các vấn đề của khách hàng, mà còn phải tìm kiếm phương pháp giải quyết sao cho độc đáo và khác biệt với đối thủ. Có nhiều kênh để bạn quảng bá nội dung hiệu quả đến đối tượng của chiến dịch. Hãy tham khảo bài viết TOP 38 Kênh Marketing Hiệu Quả do VUTU Digital tổng hợp một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Quảng bá nội dung hiệu quả thông qua: 16 Concept Truyền Thông hiệu quả không thể bỏ qua. Đo lường và đánh giá hiệu quả được thực hiện dựa trên các mục tiêu và KPIs đã được đặt ra trước đó. Bạn cần đo lường và đánh giá các con số như: Content Marketing là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ ưa thích và theo đuổi để tạo ra những nội dung thu hút người xem. Vậy làm content marketing là làm gì? Đâu là cơ hội nghề nghiệp của vị trí này? Vị trí nhân viên Content Marketing có vai trò kiến tạo ra nội dung bài viết, ý tưởng về hình ảnh, video với thông tin mới mẻ, đầy đủ, hấp dẫn và thu hút để có thể tiến hành tiếp thị đến người mua hàng thông qua những thứ làm người dùng đang quan tâm. Thông thường, tùy vào công ty sẽ đề ra những mô tả công việc riêng phù hợp với thực tế tại công ty. Tuy nhiên đa số bảng mô tả công việc content marketing sẽ cơ bản bao gồm những công việc sau: Hi vọng qua bài viết trên bạn đã trả lời được câu hỏi Content Marketing là gì, cũng như cách thức xây dựng một Content Marketing hiệu quả và nắm được các bước thực hiện một chiến dịch Content Marketing. Theo Vinalink Tìm kiếm giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp bạn? Liên hệ ngay VUTU DIGITAL qua: Hotline: 070-232-5050 Email: vutudigital@gmail.com Facebook: FB.com/vutu.digital3. Content Marketing là gì?
3.1. Định nghĩa
3.2. Vai trò của Content Marketing trong Chiến dịch tiếp thị
4. Các công thức xây dựng Content hiệu quả
4.1. Công thức AIDA
4.1.1. Attention – Gây sự chú ý
4.1.2. Interest – Tạo ra lợi ích đúng insight của nhóm đối tượng
4.1.3. Desire – Khơi gợi mong muốn bằng những bằng chứng có thật (Reason to believe)
4.1.4. Action – Kêu gọi hành động
4.2. Công thức PAS
4.3. Công thức SSS
STAR – Ngôi sao
STORY – Câu chuyện
SOLUTION – Giải pháp
4.4. Công thức STRINGS
4.5. Công thức AAPPA
5. Các dạng Content Marketing
5.1. Content cho các kênh Internet Marketing
5.2. Content cho các mạng xã hội – Social Media Channels
5.3. Content trên các nền tảng video
5.4. Các loại hình content khác
6. Các bước thực hiện Content Marketing
6.1. Bước 1: Xác định mục tiêu, thông điệp truyền thông và đối tượng chiến dịch
6.2. Bước 2: Lựa chọn định dạng và ý tưởng cho chiến dịch Content Marketing
6.3. Bước 3: Xác định KPIs
6.4. Bước 4: Lên kế hoạch thực thi
6.5. Bước 5: Quảng bá nội dung
6.6. Bước 6: Đo lường và đánh giá
7. Content marketing là làm gì?
7.1. Vị trí content marketing
7.2. Mô tả công việc content marketing
8. Tạm kết