Trong thời đại công nghệ số, Digital Marketing đang dần chứng minh tầm quan trọng trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Vậy Digital Marketing là gì? Cùng VUTU Digital tìm hiểu tất cả những khái niệm bao quát về ngành mà bất kỳ Digital Marketers nào cũng cần phải biết.

Mục lục
1. Tổng quan
1.1. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing (hay Tiếp Thị Số) là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên internet.
1.2. Vai trò trong kinh doanh của Digital Marketing là gì?
1.2.1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường cũng như nghiên cứu đối thủ là hai mảng quan trọng cần thực hiện trước khi xây dựng chiến lược Marketing – Marketing Strategy cho bất kỳ doanh nghiệp. Digital Marketing đóng một vai trò không thể thiếu, khi có thể nâng cấp cho doanh nghiệp số liệu chính xác về ngành cũng như đối thủ cạnh tranh thông qua các kênh như: Mạng xã hội (Social Media), Các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…), v.v.
>>> Xem thêm: TOP 38 kênh Marketing Online và Offline hiệu quả không thể bỏ qua
Ngày nay, có rất nhiều công cụ và công ty chuyên hỗ trợ cho Digital Marketing với các tính năng đa dạng.

1.2.2. Giúp doanh nghiệp chọn lựa cách tiếp cận khách hàng
Digital Marketing không phải chỉ có quảng cáo, mà doanh nghiệp bạn còn có thể thông qua đó để tiếp cận khách hàng mới theo phương pháp “mưa dầm thấm lâu”.
Việc bỏ tiền ra chạy quảng cáo nhiều chưa chắc giúp doanh nghiệp bạn thu được đơn hàng, đối với các ngành đặc thù như y tế, định cư, giáo dục, ngân hàng, v.v. khách hàng luôn cần một thời gian dài tìm hiểu và cân nhắc để đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm. Trong quá trình đó, doanh nghiệp bạn cần một sự tác động liên tục đến các khách hàng tiềm năng này để đảm bảo sản phẩm của bạn sẽ trở thành top-of-mind, xuất hiện ngay trong mắt khách hàng khi họ cần.
Có rất nhiều cách thức tiếp cận khách hàng qua cả kênh marketing online và offline. Tuy nhiên để vận dụng tất cả các kênh đó một cách hiệu quả và phù hợp, bạn cần phải tìm ra những công cụ tương thích để hỗ trợ công việc này một cách hiệu quả. Hãy tham khảo những marketing tools đó qua bài viết này: TOP 25 các công cụ Digital Marketing dễ sử dụng và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
1.2.3. Tạo phễu khách hàng
Phễu khách hàng là một cách để doanh nghiệp sàng lọc khách hàng của mình. Và Digital Marketing có thể giúp phía doanh nghiệp phân loại khách hàng theo khả năng mua hàng để triển khai các phương án tiếp cận phù hợp.
Tìm hiểu mô hình chọn lọc khách hàng từ chưa biết gì trở thành người mua hàng trung thành thông qua bài viết: Cách ứng dụng Mô hình AIDA trong marketing hiệu quả mới nhất năm 2021
Mô hình AIDA được xem như là mô hình tạo phễu khách hàng cụ thể và hiệu quả nhất. Dù sớm hay muộn bạn đều cần phải tiếp cận với lý thuyết này, nên hãy dành thời gian ra và thực thi điều đó một cách sớm nhất nhé.

Các giai đoạn chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng (chưa có nhu cầu) trở thành người mua hàng là:
1. TOFU – Awareness – Giai đoạn nhận biết: Bạn đang cố gắng thu hút một nhóm lớn khách hàng tiềm năng – Những người đang tìm kiếm thêm thông tin về vấn đề mà họ đang gặp phải. Khách hàng lúc này chưa sẵn sàng cho bất kỳ điều gì vì họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm vấn đề họ gặp phải.
Hãy tiếp cận khách hàng bằng cách cung cấp thông tin hữu ích cho họ như tính giáo dục hoặc giải quyết vấn đề họ đang gặp phải thông quan các kênh Social Media, Blog, E-Book,…
2. MOFU – Evaluation – Giai đoạn xem xét, đánh giá: Là lúc khách hàng đã xác định được vấn đề họ gặp phải, và đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Điều cần làm của doanh nghiệp bạn lúc này là cung cấp giá trị cốt lõi của sản phẩm, để chứng minh cho khách hàng thấy bạn sẽ giúp họ đưa ra giải pháp tốt nhất. Giai đoạn này là cơ hội để cung cấp nội dung có kiểm soát và thu thập thông tin từ khách hàng.
Một số kênh tiếp cận khách hàng trong giai đoạn này là: Blog, Email, Webinar (hội thảo trên web),…
3. BOFU – Conversion – Giai đoạn chuyển đổi: Giai đoạn vàng của các doanh nghiệp khi bạn đã sở hữu nhóm đối tượng tiềm năng sẵn sàng mua hàng. Trong giai đoạn này, bạn nên giới thiệu sản phẩm, tính năng, cách thức hoạt động và lợi ích cụ thể mà khách hàng nhận được.
Một số kênh Digital Marketing mà bạn có thể vận dụng: Câu chuyện của khách hàng, so sánh sản phẩm (giúp người mua hiểu sản phẩm dịch vụ của bạn thắng ở đâu so với đối thủ cạnh tranh),…
1.2.4. Đo lường hiệu quả Marketing
Cách đo lường hiệu quả nhất trong digital marketing là gì? Khi doanh nghiệp thực hiện chiến dịch quảng cáo trên digital đều sẽ nhận lại được những thống kê, số liệu hết sức đầy đủ. Điều này giúp cho doanh nghiệp nhận biết được hiệu quả quảng cáo, cũng như quyết định có cần tối ưu thêm trong quá trình tiếp thị không.
Thường thì sẽ có những agency chuyên về phân tích hỗ trợ thực hiện bước này. Nhưng đối với các công ty khởi nghiệp hoặc có quy mô nhỏ thì người phụ trách mảng tiếp thị sẽ phải “ôm” luôn bước này.
1.2.5. Chăm sóc khách hàng
Digital Marketing không chỉ là nơi giúp bạn bán được hàng, mà còn là nơi để doanh nghiệp giao tiếp, chăm sóc và cung cấp thêm những thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng nhất.

1.3. Ưu điểm của Digital Marketing so với tiếp thị truyền thống
– So với tiếp thị truyền thống, Digital Marketing giúp khách hàng nhận biết thương hiệu dễ dàng hơn qua các hình ảnh, logo thương hiệu, hiện diện khắp nơi trên internet.
– Các kênh Digital Marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng hỗ trợ và chăm sóc khách hàng hơn. Giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa về doanh thu.
– Giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận với khách hàng thông qua các kênh như Email Marketing, Social Media, Website,…
Bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về các kênh này, hãy tham khảo qua chuỗi bài viết của VUTU Digital tại:
- Social Media là gì? 6 loại Social Media mang lại lợi ích tiếp thị cho doanh nghiệp
- Email Marketing là gì? Các Tips giúp thực thi email marketing hiệu quả
- Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết nhất
– Dễ dàng phân tích, theo dõi hiệu quả quảng bá: Mỗi kênh Digital Marketing đều có công cụ đo lường và tracking riêng, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập số liệu, phân tích hiệu quả tiếp thị để chuẩn bị kế hoạch marketing trong tương lai.
2. Chiến lược Digital Marketing là gì?
2.1. Chiến lược Digital Marketing
Chiến lược Digital Marketing là một chuỗi cách hành động tiếp thị trực tuyến diễn ra của doanh nghiệp đến đối tượng khách hàng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2.2. Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing
Trong Digital Marketing, để hoạch định chiến lược đến thực thi cần quy trình qua 6 bước:
- Nghiên cứu (Marketing Research)
- Đề xuất chiến lược truyền thông (Marketing Strategy)
- Lên ý tưởng truyền thông (Creative Idea)
- Kế hoạch kênh truyền thông (Media Plan)
- Kế hoạch triển khai (Action Plan)
- Giám sát đo lường và điều chỉnh (Control).

3. Digital Agency là gì? Những dịch vụ cung cấp và cách lựa chọn Agency phù hợp
3.1. Digital Agency là gì?

Digital Agency là công ty cung cấp các dịch vụ tiếp thị quảng cáo trên nền tảng trực tuyến.
Digital Agency đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành cùng thực thi chiến dịch tiếp thị trên các nền tảng số. Đồng thời đây cũng là nơi các bạn trẻ ngày nay yêu thích nhưng lại chưa nắm được tính chất cũng như vị trí công việc và những kỹ năng cần trang bị trước khi “tiến thân” vào ngành.
Digital Marketing Agency là một trong 8 loại hình Agency phổ biến tại Việt Nam, bao gồm:
- Digital Agency
- Creative Agency
- Strategy & Branding Agency
- Research Agency
- Media Agency
- PR & Event Agency
- Production House
- Activation Agency.

Một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing Campaign hiệu quả có thể có sự kết hợp từ nhiều loại hình khác nhau như:
- Social Media – Truyền thông xã hội
>> Tìm hiểu thêm qua bài viết: Social Media là gì? 6 loại Social Media mang lại lợi ích tiếp thị cho doanh nghiệp
- Content Management – Quản lý nội dung
- Design – Thiết kế
- Digital Publishing – Xuất bản nội dung
- Copywriting
- Mobile Marketing – Tiếp thị di động
- Analytics – Phân tích dữ liệu
- Business/ Marketing Strategy – Tạo lập chiến lược kinh doanh / Tiếp thị
Và Digital Agency là nơi có thể giúp đỡ cho doanh nghiệp của bạn những vấn đề đó.
>> Click để điểm qua những dịch vụ tiếp thị mà VUTU Digital có thể mang đến cho doanh nghiệp bạn!
3.2. Digital Marketing Agency sẽ giúp gì cho doanh nghiệp bạn?
3.2.1. Các dịch vụ chính thường thấy của Digital Marketing Agency
- Thiết kế và phát triển Website, Apps
- SEO & SEM – Quảng cáo & Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
- Social Media Marketing – Tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội
>> Nắm chắc những khái niệm về Social Media Marketing qua bài viết: Social Media Marketing là gì? Từ chiến lược Social Marketing đến thực thi hiệu quả
- Content Management – Tạo lập và phát triển nội dung đa kênh
- Phát triển tệp khách hàng tiềm năng trực tuyến
- Phát triển & Quản lý thương hiệu trực tuyến
- Tạo lập và thực thi các chiến dịch truyền thông
- Email Marketing
>> Nắm chắc những khái niệm về Email Marketing qua bài viết: Email Marketing là gì? Các Tips giúp thực thi email marketing hiệu quả
Dịch vụ của VUTU Digital:

3.2.2. Những lợi thế khi làm việc cùng Digital Agency
Các Digital Marketing Agency luôn cam kết về giải pháp tiết kiệm chi phí nhắm đến đối tượng mục tiêu cho thương hiệu. Thường thì họ sẽ có khâu đo lường và phân tích nhóm đối tượng tiềm năng và định giá cũng như cam kết trách nhiệm trong quá trình thực thi Digital Marketing.
Việc kết hợp cùng Digital Agency sẽ giúp:
+ Các ý tưởng truyền thông trên nền tảng số của doanh nghiệp được đầu tư nhiều hơn
+ Digital Marketing Agency sẽ cung cấp một loạt các giải pháp đa lĩnh vực cho mọi vấn đề bao gồm tiếp thị (marketing) và bán hàng (sale), mua sắm trực tuyến, đăng ký dịch vụ, thanh toán và giao hàng,…
+ Digital Agency là những người có tư duy chuyên môn một cách chiến lược, giúp xây dựng thương hiệu theo lộ trình hiệu quả với thị trường.
+ Cải thiện kết quả tìm kiếm hiển thị trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine) và thực hiện quảng cáo trên web

Đối với nhiều doanh nghiệp, một Digital Agency trọn gói như VUTU Digital không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn giúp doanh nghiệp đạt kết quả như cam kết với một mức giá cạnh tranh. Nếu bạn là một doanh nghiệp mới, đừng ngại ngần phát triển nó cùng VUTU Digital ngay hôm nay!
Liên lạc với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 070-232-5050 hoặc 096-597-3214
Email: vutudigital@gmail.com
Facebook: FB.com/vutu.digital
3.3. Phương pháp lựa chọn Digital Marketing Agency phù hợp với doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều ít nhiều thực thi các chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Tuy nhiên, xét về mặt chuyên môn, hẳn các doanh nghiệp nói chung đề không có đủ kiến thức về chiến lược Digital Marketing và các phương pháp tiếp cận đa kênh như SEO, Social Media và Mobile App.
Điều quan trọng trong việc lựa chọn Digital Marketing Agency phù hợp với doanh nghiệp là tính phù hợp với mục tiêu tiếp thị nói riêng và mục tiêu công ty nói chung. Một Digital Marketing Agency tốt không chỉ dành thời gian làm việc với khách hàng trong vai trò là nhà cung cấp giải pháp tiếp thị, mà còn hoạt động với tư cách là cố vấn phát triển kinh doanh.
Để tìm kiếm được một Digital Agency như vậy, doanh nghiệp cần phải tiến hành theo từng bước nhất định sau:

3.3.1. Xác định mục tiêu kinh doanh và ngân sách của bạn
Việc có mục tiêu rõ ràng sẽ cho phép Digital Marketing Agency hỗ trợ được cho doanh nghiệp bạn Digital Strategy phù hợp. Họ cũng sẽ giúp bạn xác nhận mục tiêu đó liệu có thể đạt được với cùng ngân sách bạn đưa ra hay không. Digital Agency là nơi am hiểu mức độ hiệu quả của các kênh đối với khách hàng mục tiêu của bạn, và sẽ giúp bạn tính toán, dự đoán tỷ lệ chuyển đổi, mức độ hiệu quả của chiến dịch tiếp thị.
3.3.2. Xác định các dịch vụ mà doanh nghiệp muốn sử dụng
Hãy hình dung sơ bộ về các dịch vụ mà bạn quan tâm và hỏi phía Digital Marketing Agency mà bạn dự định liên kết báo giá của họ bao gồm những dịch vụ gì.
Các dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng sẽ phụ thuộc nhiều vào đối tượng mục tiêu. Các Digital Agency Marketing sẽ tiến hành phân tích thị trường và đề xuất các kênh Marketing phù hợp nhất đối với phân khúc của doanh nghiệp.
Đây là một bước quan trọng và doanh nghiệp bạn cần đưa ra những câu hỏi chính xác về dịch vụ, vì các Digital Marketing Agency thường sẽ tách riêng giá thành của từng loại dịch vụ. Trong trường hợp ngân sách của công ty hạn hẹp, bạn có thể chỉ thuê ngoài những dịch vụ mang tính chuyên môn mà phía doanh nghiệp không thể thực hiện.

3.3.3. Chỉ chấp nhận một chiến lược phù hợp
Khi một Digital Agency dành thời gian để phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, hỏi về mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời vạch ra một chiến lược cụ thể và có tính thực tiễn cao cho doanh nghiệp, họ có thể sẽ mang lại sự tận tâm và hiệu quả tiếp thị cho doanh nghiệp bạn.
Hãy đặt câu hỏi cho các Digital Marketing Agency tiềm năng cách họ sẽ giải quyết các vấn đề kinh doanh của bạn và đánh giá thông qua mức độ giải quyết chi tiết và hiệu quả của họ.

3.3.4. Tìm hiểu kinh nghiệm và khả năng về Digital trong ngành
Bất kể bạn chọn gặp Digital Marketing Agency nào, trước tiên hãy tìm kiếm website của họ và tham khảo những chiến dịch hiệu quả của họ trước đó. Hãy đảm bảo họ có kinh nghiệm và minh bạch trong quá trình làm việc. Khi bạn gặp một đại lý, hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi kỹ thuật khác nhau để kiểm tra khả năng của họ.
3.3.5. Tóm lại các tiêu chí
Bạn cần tìm kiếm những Digital Marketing Agency đáp ứng được:
- Hiểu doanh nghiệp bạn nói chung và mục tiêu marketing nói riêng
- Đưa ra các mục tiêu, cam kết trung thực và thực tế
- Cung cấp một chiến lược phù hợp với mục tiêu đề ra
- Có chuyên môn kỹ thuật vững chắc và kinh nghiệm trong ngành
- Địa chỉ của Digital Marketing Agency phải thuận tiện với doanh nghiệp bạn để dễ dàng trao đổi
- Hình thành mối quan hệ trực tiếp với bạn một cách tích cực và chân thành
4. Làm việc tại Client hay Agency?
4.1. Làm việc tại Agency
4.1.1. Những vị trí công việc thường thấy trong Digital Agency

Content Writer – Hay thường được gọi tắt là Content là những người chuyên lo về nội dung bên trong Digital Agency, bao gồm: Lập kế hoạch triển khai thực tiễn, lên ý tưởng, viết bài cho các chiến dịch quảng cáo. Tùy vào loại hình như SEO hay Social Media, mà Content Writer phải nắm được cách viết bài đúng chuẩn, đúng định dạng quảng cáo (Advertising) và đúng sự thật ngầm hiểu của người dùng (Insight) trong thời điểm đó.
Designer – Hình ảnh là một nội dung không thể thiếu trong hành trình Digital Marketing của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của các Designer bên trong Digital Agency là triển khai hình ảnh dựa trên nội dung và ý tưởng do Content Writer đưa ra. Đối với các Digital Marketing Agency bao gồm cả website, vị trí của Designer sẽ có một chút đặc thù nhất định vì họ cần phải nắm vững UI/UX nữa.
Bạn đang tìm kiếm đối tác thiết kế Landing page chuyên nghiệp? Liên hệ VUTU Digital ngay để được tư vấn!

Photographer – Thường sẽ được tích hợp với vị trí Designer trong các Digital Marketing Agency quy mô nhỏ. Họ là những người sẽ đảm nhận công việc liên quan đến mảng nhiếp ảnh như: Chụp hình sản phẩm & dịch vụ phía Client, hoặc chụp những nguồn ảnh mà Designer cần sử dụng cho việc thiết kế.
Video Editor – Ngày nay một content xuất hiện trên internet không chỉ dừng lại ở mức độ hình ảnh và chữ viết, mà còn có cả video và âm thanh. Đó là lý do vị trí Video Editor xuất hiện dần nhiều hơn trong các Digital Marketing Agency. Tùy vào yêu cầu của khách hàng, mà Editor sẽ chỉnh sửa lại video có sẵn, hoặc làm Video Motion Graphic được Designer thiết kế từ trước,…
Planner – Dưới sự phát triển của tiếp thị trực tuyến đa kênh, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi công cuộc thực thi Digital Marketing của mình trên đa dạng nền tảng khác nhau với cùng một chiến lược tiếp thị thống nhất. Đó là lý do vị trí Planner xuất hiện bên trong Digital Agency – Đây là người sẽ đảm nhận công việc lên kế hoạch truyền thông, phân tích các chỉ số về doanh nghiệp cũng như về khách hàng tiềm năng để tìm kiếm giải pháp kết nối đôi bên bằng những xu thế thị trường, bằng những nền tảng digital nào.
Account – Account đóng vai trò cầu nối giữa Digital Agency và đối tác doanh nghiệp – khách hàng của Digital Agency (Client). Nhiệm vụ chính của họ là nhận thông tin khách hàng cung cấp (brief), kiểm duyệt sản phẩm của Creative team trước khi gửi cho khách hàng.
4.1.2. Các kỹ năng cần thiết để làm việc trong Digital Marketing Agency

Tùy vào vị trí công việc mà bạn muốn thử sức như những vị trí được nêu trên, mà cần phải trang bị chuyên môn sâu về vị trí đó. Cũng như tùy vào thế mạnh của Digital Marketing Agency mà bạn sắp dấn thân vào. Về cơ bản, những Digital Marketers nói chung và các nhân viên của Agency đều cần trang bị những kiến thức cơ bản về Marketing bao gồm:
+ Content Marketing
Tham khảo bài viết: Content Marketing là gì? Các bước xây dựng Content hiệu quả
+ Design Thinking
+ SEO & SEM
+ Data Analytics
+ Kiến thức cơ bản về công nghệ và ngành nghề bạn đang làm
4.2. Làm việc tại Client

4.2.1. Digital Marketer là ai?
Digital Marketer – Nói theo một cách dễ hiểu – Là những người sử dụng các kênh digital để thực hiện các hình thức marketing phù hợp. Thông thường, Digital Marketer được dùng để chỉ những người xây dựng nhận diện thương hiệu cũng như phải biết sử dụng các công cụ, kênh đo lường để cải thiện chiến dịch marketing trên các nền tảng này một cách tối ưu.
4.2.2. Những kỹ năng cần có trong ngành Digital Marketing là gì?
Mảng Digital Marketing rất rộng, bạn có thể lựa chọn học 1-2 kỹ năng để làm việc và trở thành chuyên gia về vấn đề đó. Hoặc cũng có thể lựa chọn học và nắm được nhiều kiến thức, cũng như kỹ năng trong ngành này. Các kỹ năng cần của một Digital Marketer bao gồm:

Content Marketing
Tìm hiểu thêm về Content Marketing trong bài viết: Content Marketing là gì? Các bước xây dựng Content hiệu quả
Content Marketing là quá trình sáng tạo và sẻ chia những nội dung có giá trị, ý nghĩa để thu hút sự quan tâm và tương tác của khách hàng cho mục tiêu truyền tải thông điệp trong chiến lược truyền thông của doanh nghiệp.
Bất kỳ kênh marketing nào cũng cần nội dung, do đó hiểu rõ về Content, cách tạo ra content hiệu quả phù hợp với kênh tiếp thị là một kỹ năng không thể thiếu của Digital Marketer.
Tham khảo bài viết: 14 cách viết Content hay với 15 Tips và 16 Ý tưởng truyền thông hiệu quả năm 2021
Design Thinking
Design Thinking – hay Tư duy thiết kế là quá trình tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp giải quyết vấn đề. Design Thinking không chỉ giúp Digital Marketer hiểu được phương pháp tiếp cận khách hàng, mà còn giúp sáng tạo giải pháp đột phá hay giúp đẩy nhanh quy trình tung sản phẩm bên phía doanh nghiệp.
SEO & SEM
SEM và SEO – Phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trả phí và không trả phí là mảng kiến thức tiếp theo mà bạn cần nắm. Hiểu được tầm quan trọng và biết cách ứng dụng SEM là một bước nền tảng tốt giúp bạn phát triển bất cứ chiến dịch Digital Marketing hay quản trị nội dung nào.
Data Analytics – Phân tích dữ liệu
Việc nắm được ý nghĩa của các con số và sử dụng được các công cụ phân tích dữ liệu phổ biến là điều quan trọng mà Digital Marketer phải có. Khi thực thi chiến dịch quảng cáo, mà bạn lại không nắm được những báo cáo số liệu chi tiết về hiệu quả, thì quả thật là một thiếu sót lớn.

Kiến thức cơ bản về công nghệ và ngành nghề bạn đang làm
Công nghệ luôn luôn thay đổi. Công việc của Digital Marketer hoàn toàn phụ thuộc vào internet nói chung và công nghệ nói riêng. Những công nghệ mới nhất luôn là nguồn cảm hứng cho dân marketer thực hiện marketing plan phù hợp với thời đại, đồng thời cũng là thử thách muôn thuở mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải vượt qua trong thời đại số phát triển quá nhanh.
Kiến thức cơ bản về ngành nghề bạn đang làm cũng là một điều cần phải nắm. Nếu bạn là Marketer trong Client, thì thuật ngữ ngành, chuyên môn, đặc tính sản phẩm là điều bạn luôn nằm lòng. Nếu chính bạn không hiểu rõ được sản phẩm, thì làm sao có thể bán sản phẩm đó cho khách hàng. Đối với Agency, trong mỗi chiến dịch nhãn hàng cụ thể đều yêu cầu bạn phải có kiến thức cơ bản về ngành hàng để “vui lòng khách đến, chiều lòng khách đi”.

5. Những xu hướng Digital Marketing nổi bật nhất trong các năm từ 2018-2020
5.1. Digital Ads – Quảng cáo số
- Video Ads tăng mạnh và được kết hợp đa dạng các hình thức Copywriting Ads khác.
- Video 360 Ads xuất hiện.
- Expanded Ads / Richmedia tăng mạnh.
- Leads/ CPA Ads xuất hiện trong các hệ thống CPC/CPM Ads cũng như Publisher lẻ
- Tối ưu target theo Big dât trên Facebook và Google
- Các DSP/DMP sẽ tối ưu tự động hóa các Programmatic Ads theo tool và cung cấp cho các SME thay vì Big Contract như hiện nay.
- CPA/ Leads Ads tăng mạnh
- Các công cụ tối ưu, tự động hóa, quản lý chiến dịch phát triển mạnh.
5.2. Thiết bị số
- Mobile Computer – Điện thoại tích hợp máy tính cá nhân
- Smart TV
- Thiết bị đeo Wearable
- SMAC – Các thiết bị tích hợp đám mây, social, mobile
- IoT / M2M – Các thiết bị thông minh trong nhà
- VR – Thực tế ảo
5.3. Digital Platforms – Nền tảng số
- Social Search Platforms: Tìm kiếm linh hoạt hơn trên các nền tảng mạng xã hội
- In-door Location Positioning: Định vị trong nhà
- Community Action Platforms: Cộng đồng hành động theo trào lưu của đám đông
- Crowdsourcing Platforms: Ý tưởng được cộng đồng đóng góp chung
- E-Commerce Platforms: Nền tảng thương mại điện tử xuất hiện trên facebook
- LOPOMO Platforms: Nền tảng định vị vị trí trên MAP nhe Google now và traffic đám đông realtime.
- Automation Platforms: Hệ thống tự động hóa Marketing và Sales
- Social CRM Platforms: Nền tảng quản lý quan hệ khách hàng thông qua mạng xã hội
- Big Data / Social Monitoring ngày càng dễ khai thác và dễ tích hợp hơn
- SMAC phát triển mạnh
- Online Training: Đào tạo trực tuyến nghề nghiệp
5.4. Các kênh Digital Marketing
- Social Media và Search Engine vẫn giữ vững vị thế
- Các kênh Data Demand tối ưu dữ liệu target như Zalo, nhà mạng, wifi social, các hội nhóm trên mạng.
- Các kênh Data tối ưu theo vị trí và địa điểm
- Kênh OTT – Ứng dụng liên lạc như Zalo, Viber, Skype
- Các App và game tăng mạnh.
5.5. Digital Content – Nội dung số
- Concept is King – Ý tưởng khác biệt là quyết định sự thành công của chiến dịch content marketing
- Context is King – Ngữ cảnh và hoàn cảnh, tiếp thị thời gian thực và theo ngữ cảnh hiện tại sẽ vẫn là yếu tố bùng phát hiệu quả.
- Benefits – Xây dựng lợi ích cho khách hàng là kế hoạch content lâu dài và bền vững nhất
- Cái tôi và nỗi đau – Cơ hội bày tỏ là những chiến thuật mới nhiều đất khai thác.
- Authetic – Sự thật luôn là yếu tố lay động trong Digital Content
- Hành động nghĩa hiệp hơn câu chuyện hay – Sẽ viral mạnh sự thật về các hành động chứ không phải kể một câu chuyện thật hay để mong viral.
- Vấn đề cấp bách luôn thắng thế một cách đơn giản
- Giao lưu văn hóa quốc tế
Theo Vinalink và VUTU Digital
6. Tạm kết
Qua bài viết, về cơ bản các bạn đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi Digital Marketing là gì rồi đúng không nào? Ngành Digital Marketing luôn có sự thay đổi bậc nhất, nếu không muốn nói là chóng mặt bên trong ngành Marketing nói chung. Chính bản chất đó, đòi hỏi những người làm việc bên trong ngành luôn phải sẵn sàng thay đổi, đương đầu và đừng quên theo dõi VUTU DIGITAL để trang bị những kiến thức và kỹ năng cần có để bạn “sinh tồn” được trong ngành nhé.
Tìm kiếm giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp bạn? Liên hệ ngay VUTU DIGITAL qua:
Hotline: 070-232-5050 hoặc 096-597-3214
Email: vutudigital@gmail.com
Facebook: FB.com/vutu.digital