Creative Brief là gì? Những điều cần biết khi thực hiện Creative Brief
Blog Branding Creative

Creative Brief là gì? Những điều cần biết khi thực hiện Creative Brief

Creative Brief thường được ví von như cầu nối gắn kết giữa Client và Agency. Giúp hai bên hiểu được ý tưởng của nhau và xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả nhất. Vậy Creative Brief là gì? Bạn sẽ nắm vững trong bài viết sau!

1. Creative Brief là gì?

Creative Brief (hay bản tóm tắt định hướng sáng tạo) là một bản tóm tắt thông tin của toàn bộ chiến dịch truyền thông sáng tạo của Client (khách hàng) nhằm giúp Agency thấu hiểu mục đích và định hướng để triển khai ý tưởng cho toàn chiến dịch.

Thông thường, Creative Brief sẽ phát thảo bức tranh tổng thể cho đội sáng tạo nắm bắt, đối tượng nhận Creative Brief ở Agency thường là đội Account và Planner. Sau khi nhận, đội này có thể thực hiện trao đổi thêm với Client để thấu hiểu brief hơn về các công việc cần thực hiện.

Một bản tóm tắt sáng tạo yêu cầu sự ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ các mục tiêu, chiến lược sản phẩm và những công việc cần làm. Thông thường, nó chỉ gói gọn từ 1-2 trang giấy A4.

Creative Brief là gì? Những điều cần biết khi thực hiện Creative Brief
Creative Brief là gì? Những điều cần biết khi thực hiện Creative Brief

2. Vai trò của Creative Brief là gì?

Như đã đề cập, Creative Brief như cầu nối giữa Client và Agency giúp đôi bên thấu hiểu nhau hơn, và định hướng toàn bộ chiến dịch truyền thông đi đúng thướng.

Đối với Client, Creative Brief có vai trò thể hiện hết được Chiến lược cần thực hiện của họ, mục tiêu chiến dịch, kỳ vọng về Creative sẽ hỗ trợ trong hoạt động marketing. Bên cạnh đó, Creative Brief còn thể hiện thời gian, chi phí cho phía Agency nắm vững.

Vai trò của Creative Brief là gì?
Vai trò của Creative Brief là gì?

Đối với Agency, bên cạnh những thông tin đã đề cập, nhờ vào Creative Brief sẽ giúp Creative Brief không bị “lạc đề” trong quá trình sáng tạo, là kim chỉ nam để phát triển các ý tưởng đúng hướng nằm trong khuôn khổ ngân sách và thời gian đề cập.

Một số thông tin phổ biến cần có trong Creative Brief gồm:

  • Mục đích chiến dịch là gì?
  • Đối tượng khách hàng là ai?
  • Chi phí bỏ ra cho hoạt động này?
  • Sản phẩm, nhãn hàng có gì đặc biệt?
  • Thời gian cần triển khai chiến dịch này?

3. Những yếu tố cần có cho một Creative Brief hiệu quả

3.1. Những thông tin cơ bản về công ty

Một bản Creative Brief đầy đủ sẽ giúp ích cho một chiến dịch thành công. Một số thông tin cơ bản đôi khi tưởng chừng như “dư thừa” nhưng thực tế rất quan trọng và bắt buộc phải có trong bản tóm tắt gồm:

  • Thông tin về công ty
  • Thông tin về nhãn hàng và sản phẩm cần thực thi
  • Thông tin người liên hệ (đầu mối chính) giữa Agency và Client
Creative Brief là gì? Những điều cần biết khi thực hiện Creative Brief
Creative Brief là gì? Những điều cần biết khi thực hiện Creative Brief

3.2. Tổng quan thị trường

Nếu được, Client nên cung cấp cho Agency vị thế của mình hiện tại trên thị trường, bao gồm đối tượng cạnh tranh, phân khúc muốn thâm nhập và tình hình thị trường lúc này giúp Agency có cái nhìn tổng quan về thị trường.

Việc giúp Agency nắm bắt được thị trường ngành hàng và đối thủ công ty bạn sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ có cái nhìn tổng quát về vị thế của công ty, tìm hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với thị trường để hỗ trợ định vị thương hiệu của Client.

3.3. Xác định khách hàng mục tiêu

Cần xác định được đối tượng mục tiêu (độ tuổi, giới tính, công việc) trong chiến dịch, và dành thời gian tìm hiểu kỹ về insight khách hàng mục tiêu để đi đúng định hướng: Họ mong muốn gì ở sản phẩm và thương hiệu? Họ đang có những khó khăn gì mà sản phẩm có thể giải quyết được?

Xác định khách hàng mục tiêu trong Creative Brief là gì?
Xác định khách hàng mục tiêu trong Creative Brief là gì?

Và bên cạnh đó, chiến dịch còn cần lưu ý trong việc xác định “người mua” và “người sử dụng” để có chiến lược sáng tạo phù hợp. Một ví dụ điển hình là ngành hàng bỉm sữa, khi “người mua” là những người mẹ bỉm có con nhỏ, trong khi người sử dụng là các em bé.

Việc xác định sớm đối tượng mục tiêu giúp cả Client & Agency xác định hướng đi ngay từ đầu để tránh lạc đề mất thời gian.

3.4. Mục tiêu của chiến dịch

Bên cạnh việc hiểu rõ về thị trường, đối thủ và khách hàng, thì đây là lúc mà Agency cần nắm bắt được mục tiêu của chiến dịch.

Mục tiêu và kỳ vọng thường được xác định từ lý do Client cần thực hiện chiến dịch này, như tung sản phẩm mới, mở rộng thị trường ngách, hay tăng trưởng thị phần,…

Mục tiêu chiến dịch trong Creative Brief là gì?
Mục tiêu chiến dịch trong Creative Brief là gì?

3.5. Sản phẩm cần tập trung

Mục tiêu cuối cùng của marketing luôn là hỗ trợ cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Do đó trong một chiến dịch truyền thông, cần phải có sản phẩm cần tập trung (key products) kèm theo những thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như các đặc điểm vượt trội (USP).

3.6. Các nội dung cần thiết khác

Sau khi đã nêu sơ lược cho Agency các nội dung trên, một Creative Brief cần có thêm các nội dung về các mốc thời gian thực hiện và chi phí thực hiện dự án. Tìm hiểu thêm: Ngân sách marketing là gì? 7 bước xây dựng ngân sách marketing phù hợp

Bên cạnh đó, Client có thể bổ sung những lưu ý của doanh nghiệp cho Agency hạn chế đưa vào khi thực thi.

4. Các tiêu chí đánh giá một Creative Brief

Tiêu chí 1: Nội dung đầy đủ về doanh nghiệp

Thấu hiểu được doanh nghiệp sẽ giúp Client và Agency rút ngắn được rất nhiều thời gian trong việc hợp tác với nhau.

Tiêu chí 2: Có mục tiêu rõ ràng và cụ thể

Bất kỳ chiến dịch nào cũng cần có một mục tiêu rõ ràng, cụ thể và đặc biệt cần đo lường được. Điều này giúp đội ngũ Agency hiểu rõ hơn những gì cần làm và cần thực thi như thế nào để đảm bảo được chiến dịch đạt được những mục tiêu đề ra

Các tiêu chí đánh giá Creative Brief là gì?
Các tiêu chí đánh giá Creative Brief là gì?

Tiêu chí 3: Rõ ràng về định hướng & nội dung

Để tránh mất thời gian của cả 2 bên, việc làm rõ định hướng mong muốn của Client, các nội dung cần có là điều cơ bản phải có trong một bản Creative Brief. Nội dung càng chặt chẽ, mạch lạc và rõ ràng, càng giúp Agency đưa ra giải pháp nhanh chóng và phù hợp hơn.

Tiêu chí 4: Ngắn gọn & dễ hiểu

Bản thân Brief có nghĩa là “bản tóm tắt”, do đó cần thể hiện được các ý tưởng tập trung một cách ngắn gọn và dễ hiểu.

5. Lời kết

Bài viết đã giúp bạn giải nghĩa được Creative Brief là gì, hy vọng đã phần nào giúp cho bạn đã có cái nhìn tổng quan và hiểu hơn về Creative Brief để có thể tạo một bản tóm tắt đầy đủ thông tin.

Hãy dành thời gian tìm hiểu thêm các nội dung sau để hỗ trợ cho công việc nhiều hơn bạn nhé:

Tìm kiếm giải pháp Digital Marketing cho doanh nghiệp bạn? Liên hệ ngay VUTU DIGITAL qua:

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Heyyy, mình là Salliez! Đây là nơi mình chia sẻ hành trình nhảy ngành đầy sóng gió sang cái nghề nghề "làm dâu thời đại mới": MARKETING. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp bạn tìm được thêm nhiều góc nhìn thú vị và có ích cho công việc làm ngành.