Trong Quý 2/ 2024, thị trường FMCG Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung đã có những chuyển mình mạnh mẽ. Cùng VUTU Digital đi qua các điểm nổi bật của thị trường FMCG Việt Nam và Châu Á thông qua báo cáo mới nhất từ Kantar được tổng hợp trong bài viết này.
Mục lục
1. Tổng quan thị trường FMCG Việt Nam và Châu Á
Sau khởi đầu mạnh mẽ trong năm, thị trường FMCG Châu Á đã duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị ổn định là 3,5% trong Quý 2. Hiệu suất ổn định này tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi và thích ứng của khu vực. Ngành đồ uống vẫn là động lực tăng trưởng chính, duy trì mức tăng chi tiêu ấn tượng là 8,8%, trong khi ngành thực phẩm và chăm sóc gia đình vẫn giữ vững, càng nhấn mạnh thêm bản chất đa dạng và năng động của bối cảnh FMCG trong khu vực.
Thị trường FMCG Việt Nam ghi nhận mức độ tăng trưởng trái ngược nhau ở khu vực Thành thị và Nông thôn. Thành thị Việt Nam giảm trưởng -0,4% trong khi Nông thôn Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị ổn định là 3,4% trong Quý 2/2024. Riêng mảng thực phẩm, chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá nhân đều tăng trưởng ở cả 2 khu vực. Riêng ngành hàng Sữa tăng trưởng ấn tượng ở con số 5,2% tại Nông thôn nhưng lại giảm trưởng -1,3% tại thành thị.
Toàn Châu Á có sự phục hồi, tuy nhiên thị trường FMCG Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng giá trị giảm trưởng so với cùng kì Quý 2 năm 2023.
2. Chi tiết thị trường FMCG Việt Nam Quý 2/2024
2.1. Thị trường FMCG Việt Nam – Thành Thị
Ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ
GDP của Việt Nam tăng trưởng tốt ở mức 6,9% trong quý 2/2024, góp phần mạnh mẽ trong việc tạo hiệu suất kinh tế chung toàn quốc trong nửa đầu năm. Điều này giúp cho những dự báo từ chính phủ và các tổ chức tài chính có xu hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng, tiến gần đến mức trần mục tiêu của chính phủ, đặt ra những thách thức tiềm ẩn trong hoạt động điều tiết tiêu dùng toàn quốc.
Tiêu dùng ngành hàng FMCG tại nhà có xu hướng đình trệ
Dù kinh tế trong quý 2 năm 2024 tại Việt Nam được đánh giá có các tín hiệu lạc quan với hơn 80% hộ gia đình thành thị Việt Nam Việt Nam được dự đoán sẽ có sự tăng trưởng kinh tế trong 12 tháng tới, nhưng trái ngược với điều đó, chi tiêu của người tiêu dùng cho FMCG tại nhà vẫn không tăng. Trên thực tế, tổng giá trị mua hàng FMCG tại thành thị đã giảm, chủ yếu là do chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống trì trệ.
Tăng trưởng trên kênh được dẫn dắt bởi các siêu thị nhỏ và sàn trực tuyến
Các kênh bán hàng trực tuyến tiếp tục đạt được thị phần giá trị đáng kể tại 4 thành phố phố chính của Việt Nam (+3 điểm), đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số nhờ các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt trội của TikTok Shop.
Kênh truyền thống (GT) như tạp hóa, chợ, cửa hàng nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên đã dần giảm trưởng về giá trị, đạt 50% trong Q2.24, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2023. Xu hướng thay đổi sang kênh hiện đại (MT) và trực tuyến (các sàn thương mại điện tử hay mua sắm trên mạng xã hội) đang tăng dần.
2.2. Thị trường FMCG Việt Nam – Nông thôn
FMCG tăng trưởng khiêm tốn
Thị trường FMCG Việt Nam khu vực nông thôn ghi nhận tốc độ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 3,4%. Trong khi ngành thực phẩm và đồ uống tăng trưởng chậm chạp so với năm trước, thì các mặt hàng sữa và chăm sóc gia đình lại cho thấy mức tăng giá trị ổn định trong quý 2/2024. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng trưởng mạnh mẽ 7,7%, nhờ vào sự gia tăng vững chắc về sản lượng bán.
Các ngành hàng có sản lượng bán giảm trưởng tại khu vực nông thôn
Thực phẩm, đồ uống và sữa là các ngành hàng đang bị mất sản lượng lớn hơn so với các ngành hàng khác vì nhiều lý do. Bao gồm các siết chặt về luật nghiêm ngặt hơn, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ đồ uống có cồn, cũng như tỷ lệ cho con bú ngày càng tăng và sự sẵn có của các lựa chọn thay thế dinh dưỡng đang tác động mạnh đến các sản phẩm sữa bột.
Nhu cầu ngày tăng đối với các sản phẩm chuyên biệt, tiện lợi
Người tiêu dùng nông thôn đang thể hiện sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với các kênh bán lẻ chuyên biệt và tiện lợi, hoan nghênh việc mở rộng các cửa hàng như vậy và áp dụng thói quen mua sắm hiện đại. Bên cạnh việc tăng tần suất mua hàng trên các kênh trực tuyến, người tiêu dùng Nông thôn có xu hướng mua tăng tại các Cửa hàng chuyên biệt (tạp hóa dạng cửa hàng tiện lợi) và các cửa hàng nhỏ.
3. Tạm kết
Khi chúng ta bước vào quý 2 năm 2024, thị trường FMCG Châu Á duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị ổn định là 3,5%, phản ánh khả năng phục hồi và thích ứng của khu vực trong bối cảnh các điều kiện toàn cầu đang thay đổi. Một số thị trường, đặc biệt là khu vực Bắc Á đã phục hồi sau sự suy thoái của năm ngoái, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của khu vực.
Sự phục hồi này làm nổi bật sức mạnh tập thể của các thị trường Châu Á nói chung và thị trường FMCG Việt Nam nói riêng, giúp cho các thị trường tiếp tục điều hướng và thích ứng với những thách thức riêng của mình.
Theo Kantar
Dịch & Tổng hợp: Salliez
Có thể bạn quan tâm:
>>> TOP các kênh truyền thông hàng đầu – Theo báo cáo từ KANTAR