Trong thời đại công nghệ số, Digital Marketing đang dần chứng minh tầm quan trọng trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Vậy Digital Marketing là gì? Cùng mình tìm hiểu tất cả những khái niệm bao quát về ngành mà bất kỳ Digital Marketers nào cũng cần phải biết.
Mục lục
1. Tổng quan về Digital Marketing
1.1. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing (hay Tiếp Thị Số) là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên internet.
1.2. Vai trò trong kinh doanh của Digital Marketing là gì?
1.2.1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường cũng như nghiên cứu đối thủ là hai mảng quan trọng cần thực hiện trước khi xây dựng chiến lược Marketing – Marketing Strategy cho bất kỳ doanh nghiệp. Digital Marketing đóng một vai trò không thể thiếu, khi có thể nâng cấp cho doanh nghiệp số liệu chính xác về ngành cũng như đối thủ cạnh tranh thông qua các kênh như: Mạng xã hội (Social Media), Các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…), v.v.
Ngày nay, có rất nhiều công cụ và công ty chuyên hỗ trợ cho Digital Marketing với các tính năng đa dạng.
>> Tìm hiểu thêm: Market Research là gì? Các loại nghiên cứu thị trường phổ biến mà Marketers nào cũng phải nắm
1.2.2. Giúp doanh nghiệp chọn lựa cách tiếp cận khách hàng
Digital Marketing không phải chỉ có quảng cáo, mà doanh nghiệp bạn còn có thể thông qua đó để tiếp cận khách hàng mới theo phương pháp “mưa dầm thấm lâu”.
Việc bỏ tiền ra chạy quảng cáo nhiều chưa chắc giúp doanh nghiệp bạn thu được đơn hàng, đối với các ngành đặc thù như y tế, định cư, giáo dục, ngân hàng, v.v. khách hàng luôn cần một thời gian dài tìm hiểu và cân nhắc để đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm.
Trong quá trình đó, doanh nghiệp bạn cần một sự tác động liên tục đến các khách hàng tiềm năng này để đảm bảo sản phẩm của bạn sẽ trở thành thương hiệu đầu tiên được người tiêu dùng nhớ đến (top-of-mind), xuất hiện ngay trong đầu khách hàng khi họ cần.
Có rất nhiều cách thức tiếp cận khách hàng qua cả kênh marketing online và offline. Tuy nhiên để vận dụng tất cả các kênh đó một cách hiệu quả và phù hợp, bạn cần phải tìm ra những công cụ tương thích để hỗ trợ công việc này một cách hiệu quả.
1.2.3. Tạo phễu khách hàng
Phễu khách hàng là một cách để doanh nghiệp sàng lọc khách hàng của mình. Và Digital Marketing có thể giúp phía doanh nghiệp phân loại khách hàng theo khả năng mua hàng để triển khai các phương án tiếp cận phù hợp.
Tìm hiểu mô hình chọn lọc khách hàng từ chưa biết gì trở thành người mua hàng trung thành thông qua bài viết: Cách ứng dụng Mô hình AIDA trong marketing hiệu quả mới nhất. Mô hình AIDA được xem như là mô hình tạo phễu khách hàng cụ thể và hiệu quả nhất. Dù sớm hay muộn bạn đều cần phải tiếp cận với lý thuyết này, nên hãy dành thời gian ra và thực thi điều đó một cách sớm nhất nhé.
Các giai đoạn chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng (chưa có nhu cầu) trở thành người mua hàng là:
1. TOFU – Awareness – Giai đoạn nhận biết: Bạn đang cố gắng thu hút một nhóm lớn khách hàng tiềm năng – Những người đang tìm kiếm thêm thông tin về vấn đề mà họ đang gặp phải. Khách hàng lúc này chưa sẵn sàng cho bất kỳ điều gì vì họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm vấn đề họ gặp phải.
Hãy tiếp cận khách hàng bằng cách cung cấp thông tin hữu ích cho họ như tính giáo dục hoặc giải quyết vấn đề họ đang gặp phải thông quan các kênh Social Media, Blog, E-Book,…
2. MOFU – Evaluation – Giai đoạn xem xét, đánh giá: Là lúc khách hàng đã xác định được vấn đề họ gặp phải, và đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Điều cần làm của doanh nghiệp bạn lúc này là cung cấp giá trị cốt lõi của sản phẩm, để chứng minh cho khách hàng thấy bạn sẽ giúp họ đưa ra giải pháp tốt nhất. Giai đoạn này là cơ hội để cung cấp nội dung có kiểm soát và thu thập thông tin từ khách hàng.
Một số kênh tiếp cận khách hàng trong giai đoạn này là: Blog, Email, Webinar (hội thảo trên web),…
3. BOFU – Conversion – Giai đoạn chuyển đổi: Giai đoạn vàng của các doanh nghiệp khi bạn đã sở hữu nhóm đối tượng tiềm năng sẵn sàng mua hàng. Trong giai đoạn này, bạn nên giới thiệu sản phẩm, tính năng, cách thức hoạt động và lợi ích cụ thể mà khách hàng nhận được.
Một số kênh Digital Marketing mà bạn có thể vận dụng: Câu chuyện của khách hàng, so sánh sản phẩm (giúp người mua hiểu sản phẩm dịch vụ của bạn thắng ở đâu so với đối thủ cạnh tranh),…
1.2.4. Đo lường hiệu quả Marketing
Cách đo lường hiệu quả nhất trong digital marketing là gì? Khi doanh nghiệp thực hiện chiến dịch quảng cáo trên digital đều sẽ nhận lại được những thống kê, số liệu hết sức đầy đủ. Điều này giúp cho doanh nghiệp nhận biết được hiệu quả quảng cáo, cũng như quyết định có cần tối ưu thêm trong quá trình tiếp thị không.
Thường thì sẽ có những agency chuyên về phân tích hỗ trợ thực hiện bước này. Nhưng đối với các công ty khởi nghiệp hoặc có quy mô nhỏ thì người phụ trách mảng tiếp thị sẽ phải “ôm” luôn bước này.
1.2.5. Chăm sóc khách hàng
Digital Marketing không chỉ là nơi giúp bạn bán được hàng, mà còn là nơi để doanh nghiệp giao tiếp, chăm sóc và cung cấp thêm những thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng nhất.
Tìm hiểu thêm: Hệ thống CRM là gì? Lợi ích của việc sử dụng hệ thống CRM trong hoạt động của doanh nghiệp
1.3. Ưu điểm của Digital Marketing là gì khi so sánh với tiếp thị truyền thống
– So với tiếp thị truyền thống, Digital Marketing giúp khách hàng nhận biết thương hiệu dễ dàng hơn qua các hình ảnh, logo thương hiệu, hiện diện khắp nơi trên internet.
– Các kênh Digital Marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng hỗ trợ và chăm sóc khách hàng hơn. Giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa về doanh thu.
– Giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận với khách hàng thông qua các kênh như Email Marketing, Social Media, Website,…
– Dễ dàng phân tích, theo dõi hiệu quả quảng bá: Mỗi kênh Digital Marketing đều có công cụ đo lường và tracking riêng, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập số liệu, phân tích hiệu quả tiếp thị để chuẩn bị kế hoạch marketing trong tương lai.
2. Chiến lược Digital Marketing là gì?
2.1. Chiến lược Digital Marketing
Chiến lược Digital Marketing là một chuỗi cách hành động tiếp thị trực tuyến diễn ra của doanh nghiệp đến đối tượng khách hàng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2.2. Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing
Trong Digital Marketing, để hoạch định chiến lược đến thực thi cần quy trình qua 6 bước:
- Nghiên cứu (Marketing Research)
- Đề xuất chiến lược truyền thông (Marketing Strategy)
- Lên ý tưởng truyền thông (Creative Idea)
- Kế hoạch kênh truyền thông (Media Plan)
- Kế hoạch triển khai (Action Plan)
- Giám sát đo lường và điều chỉnh (Control).
3. Các kênh digital marketing thường thấy
Đọc thêm bài viết để nắm bắt những kênh marketing online và offline phù hợp cho chiến dịch của bạn: Tổng hợp các kênh Marketing Online và Marketing Offline hiệu quả không thể bỏ qua
3.1. Paid media – Quảng cáo trả phí
Là hình thức phổ biến nhất. Một số kênh paid media thường thấy là: Phim truyện, E-magazine, Mail, Banner online, Paid search, quảng cáo thông qua social media,…
3.2. Owned media – Phương tiện sở hữu
- Website công ty; landing page
- Brochure; Portfolio
- ECOM; retailer
- Mobile apps; Responsive
- SNS page (Facebook fanpage; Twitter official; Youtube Channel;…)
3.3. Earned media – Phát sinh khác
- Truyền miện – WOM
- Backlinks via blog
Thông qua đó, thay vì tự mình lên kế hoạch và vận hành cho những hoạt động digital marketing, bạn có thể trả phí cho bên thứ 3 để hỗ trợ. Họ là những Digital Agency có chuyên môn nhất định về các lĩnh vực, tìm hiểu thêm qua bài viết: Digital Agency là gì? Những dịch vụ sẽ cung cấp và cách lựa chọn Digital Marketing Agency phù hợp
4. Các công cụ phổ biến cho hoạt động digital marketing là gì?
Tham khảo bài viết: TOP 25 các công cụ Digital Marketing dễ sử dụng và hiệu quả
Thông qua bài viết trên, bạn sẽ gặp được một số công phụ phổ biến hỗ trợ cho hoạt động digital marketing như:
- Social Network (Analytics & Setting)
- Content (Create)
- SEO & Blog
- Paid Ads
- Website Analytics
- Affiliate
5. Những xu hướng Digital Marketing nổi bật
5.1. Digital Ads – Quảng cáo số
- Video Ads tăng mạnh và được kết hợp đa dạng các hình thức Copywriting Ads khác.
- Video 360 Ads xuất hiện.
- Expanded Ads / Richmedia tăng mạnh.
- Leads/ CPA Ads xuất hiện trong các hệ thống CPC/CPM Ads cũng như Publisher lẻ
- Tối ưu target theo Big dât trên Facebook và Google
- Các DSP/DMP sẽ tối ưu tự động hóa các Programmatic Ads theo tool và cung cấp cho các SME thay vì Big Contract như hiện nay.
- CPA/ Leads Ads tăng mạnh
- Các công cụ tối ưu, tự động hóa, quản lý chiến dịch phát triển mạnh.
5.2. Thiết bị số
- Mobile Computer – Điện thoại tích hợp máy tính cá nhân
- Smart TV
- Thiết bị đeo Wearable
- SMAC – Các thiết bị tích hợp đám mây, social, mobile
- IoT / M2M – Các thiết bị thông minh trong nhà
- VR – Thực tế ảo
5.3. Digital Platforms – Nền tảng số
- Social Search Platforms: Tìm kiếm linh hoạt hơn trên các nền tảng mạng xã hội
- In-door Location Positioning: Định vị trong nhà
- Community Action Platforms: Cộng đồng hành động theo trào lưu của đám đông
- Crowdsourcing Platforms: Ý tưởng được cộng đồng đóng góp chung
- E-Commerce Platforms: Nền tảng thương mại điện tử xuất hiện trên facebook
- LOPOMO Platforms: Nền tảng định vị vị trí trên MAP nhe Google now và traffic đám đông realtime.
- Automation Platforms: Hệ thống tự động hóa Marketing và Sales
- Social CRM Platforms: Nền tảng quản lý quan hệ khách hàng thông qua mạng xã hội
- Big Data / Social Monitoring ngày càng dễ khai thác và dễ tích hợp hơn
- SMAC phát triển mạnh
- Online Training: Đào tạo trực tuyến nghề nghiệp
5.4. Các kênh Digital Marketing
- Social Media và Search Engine vẫn giữ vững vị thế
- Các kênh Data Demand tối ưu dữ liệu target như Zalo, nhà mạng, wifi social, các hội nhóm trên mạng.
- Các kênh Data tối ưu theo vị trí và địa điểm
- Kênh OTT – Ứng dụng liên lạc như Zalo, Viber, Skype
- Các App và game tăng mạnh.
5.5. Digital Content – Nội dung số
- Concept is King – Ý tưởng khác biệt là quyết định sự thành công của chiến dịch content marketing
- Context is King – Ngữ cảnh và hoàn cảnh, tiếp thị thời gian thực và theo ngữ cảnh hiện tại sẽ vẫn là yếu tố bùng phát hiệu quả.
- Benefits – Xây dựng lợi ích cho khách hàng là kế hoạch content lâu dài và bền vững nhất
- Cái tôi và nỗi đau – Cơ hội bày tỏ là những chiến thuật mới nhiều đất khai thác.
- Authetic – Sự thật luôn là yếu tố lay động trong nội dung.
- Hành động nghĩa hiệp hơn câu chuyện hay – Sẽ lan truyền mạnh sự thật về các hành động chứ không phải kể một câu chuyện thật hay để mong được phổ biến.
- Vấn đề cấp bách luôn thắng thế một cách đơn giản
- Giao lưu văn hóa quốc tế
6. Tạm kết
Qua bài viết, về cơ bản các bạn đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi Digital Marketing là gì rồi đúng không nào? Ngành Digital Marketing luôn có sự thay đổi bậc nhất, nếu không muốn nói là chóng mặt bên trong ngành Marketing nói chung.
Chính bản chất đó, đòi hỏi những người làm việc bên trong ngành luôn phải sẵn sàng thay đổi, đương đầu và đừng quên theo dõi thêm những bài viết của mình để trang bị những kiến thức và kỹ năng cần có để bạn “sinh tồn” được trong ngành nhé.
Đừng quên follow mình để khám phá thêm những nội dung thú vị hơn nữa nhé: FACEBOOK – INSTAGRAM – TIKTOK
Theo: Vinalink
Tổng hợp: Salliez